Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Từ ngày 27/6, hơn một triệu sĩ tử bắt đầu làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT, sau đó chính thức làm bài thi vào hai ngày 28-29/6. Trong giai đoạn khoảng cách đến "giờ G" ngày càng thu hẹp, sĩ tử teen đã và đang bước vào những ngày căng thẳng nhất. Trong giai đoạn này, nhiều bạn cho biết dành hơn 1/3 thời gian trong ngày để ôn tập.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Duy Dương
"Mỗi ngày mình ôn tập khoảng 8-10 giờ. Đôi khi mình bị stress vì có quá nhiều bài tập, không có thời gian dành cho bản thân và gia đình", Mai Thu Huyền (lớp 12.1, trường Trung học Thực hành - ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.
Cô bạn cho biết, cách ôn tập của bạn hiện tại là chia nhỏ thời gian học để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh lịch học ở trường, học thêm, cô bạn luôn cân đối với gian nghỉ trong những giờ tự học.
Dự định vào ngành Khoa học Máy tính của trường ĐH Bách khoa, bạn Bùi Anh Thịnh (lớp 12A03, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Quận Tân Bình) cho hay: "Mình khá lo, vì ngành mình thi lấy điểm khá cao. Hiện tại, mình đang làm đề để củng cố kiến thức và tốc độ. Mục tiêu của mình là 9+ nên mình phải tập trung lấy chắc 9 điểm thiệt lẹ trước".
Còn bạn Lương Thị Trà My (lớp 12A6, trường THPT Nguyễn Trãi, Tây Ninh) cho biết: "Hiện tại mình đang trong quá trình ôn tập kiến thức, đồng thời vẫn duy trì giải đề thi của những năm về trước để đánh giá lại phần ôn tập của bản thân xem mình có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó hay chưa. Mình khá căng thẳng, lo lắng vì sợ sự chuẩn bị của mình chưa thật sự kĩ càng, nhưng mình vẫn hi vọng bản thân có thể vượt qua kì thi thật tốt".
Chia sẻ bí kíp vượt vũ môn của mình, Nguyễn Thu Vân (cựu HS trường THPT Thái Phiên, thủ khoa khối C - TP.Hải Phòng năm 2021) cho biết, từ một học sinh ôn thi khối D01 (Toán, Văn, Anh) cô bạn quyết định chuyển sang thi khối C (Văn, Sử, Địa) khi cách ngày thi chỉ 3 tháng. May mắn là nền tảng khối C của Vân đã vững từ những năm học trước nên có thể bắt kịp tiến độ của các bạn.
Thu Vân. - Ảnh: NVCC.
Thời gian không có nhiều nên Vân học theo các mức độ của đề là nhận biết, hiểu và vận dụng. Với những kiến thức cơ bản như sự kiện lịch sử, mốc thời gian khó nhớ, cô bạn sẽ chuyển hóa kiến thức thành hình ảnh, màu sắc, sự kiện liên quan để dễ nhớ hơn. Còn kiến thức ở mức hiểu và vận dụng sẽ có phương pháp để làm, đòi hỏi phải tập trung nghe giáo viên giảng và tự học ở nhà.
"Mình hệ thống nội dung kiến thức bằng sơ đồ và thời gian hoàn thành các nội dung đó. Thời gian học một ngày không cố định, mình xác định chỉ ngồi vào bàn học chỉ khi mình muốn để khả năng tập trung tốt nhất có thể. Học đến đâu nhớ đến đấy. Khi thấy quá tải, cảm giác chữ chạy qua đầu nhưng không để lại gì là mình sẽ dừng học", Thu Vân chia sẻ.
Thanh Trúc. - Ảnh: NVCC
Cũng từng chung tình trạng với các sĩ tử hiện tại, bạn Đào Thanh Trúc (cựu HS trường THPT Hùng Vương, thủ khoa điểm thi tốt nghiệp THPT TP.HCM) cho biết: "Khoảng một tháng trước ngày thi, dù đã được thầy cô ở trường tổng ôn kiến thức nhưng mình vẫn cảm thấy vẫn còn nhiều kiến thức mình chưa biết và sợ hãi khi ngày thi càng ngày càng gần. Mình cũng thấy rất áp lực vì nghĩ mình phải đạt thành tích cao để không làm thầy cô thất vọng".
Dù vậy, Trúc cũng cố gắng thực hiện thời khóa biểu có kỉ luật. Đó là không học quá 11 giờ đêm, ngủ đủ 7-8 giờ một ngày, một tuần phải tập thể dục ít nhất 3 buổi, mỗi buổi 30 phút và học theo lịch trình đã đề ra. Nhờ vậy mà cơ thể cô bạn không bị suy nhược, mất ngủ hay đau đầu. Còn về giải trí, cô bạn xem lại những bộ phim cũ mình đã xem để không bị cuốn vào nội dung.
Trà My (trái) nhận được sự động viên từ gia đình trong giai đoạn ôn tập căng thẳng. - Ảnh: NVCC.
Trong khoảng thời gian nước rút, gia đình chính là điểm tựa quan trọng, đồng hành cùng teen vượt qua thời điểm này. Thanh Trúc cho biết, cô bạn thường quên ăn uống, ngủ nghỉ mỗi khi tập trung học và hay cáu gắt mỗi khi bị làm phiền. Tuy vậy, gia đình vẫn luôn cạnh bên, động viên và nhắc nhở bạn sinh hoạt đúng giờ.
Thanh Trúc (áo đen) và gia đình. - Ảnh: NVCC
"Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải cho gia đình mình biết, hãy có những buổi tâm sự với người thân để hiểu nhau hơn. Đôi khi ba mẹ gây áp lực cho mình, giám sát xem mình đang chơi hay đang học là vì họ chưa tin tưởng mình, thấy mình còn sao nhãng việc học. Việc mình cần làm là học tập, nghỉ ngơi hợp lí có kỉ luật để tạo dựng niềm tin cho ba mẹ, không cần đợi ba mẹ nhắc nhở", Thanh Trúc chia sẻ.
Thời gian không còn nhiều, chúc các sĩ tử ôn tập hiệu quả, giữ vững tinh thần để gặt hái thành công trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Cùng tiến về đích nhé!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận