Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
@ ĐIỂM DANH BỆNH THỜI GIAO MÙA
Hệ hô hấp là “bệnh nhân” số một (cảm, cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản...), sau đó đến các bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen suyễn), bệnh ngoài da (khô da, mề đay, chàm), bệnh truyền nhiễm (sốt siêu vi, sởi, thủy đậu, rubella). Ngoài ra, những rắc rối tiêu hóa (khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày) cũng thường rộ lên khi chuyển giao thời tiết.
Trong các bệnh trên, cảm và cúm là hai “bệnh nhân chính” của thời tiết. Cảm lạnh được xem “phép thử” đo độ ẩm ương của thời tiết. Do đó, các phương pháp phòng bệnh giao mùa thường xoay quanh hai bệnh chính này.
@ PHÒNG BỆNH CHUYỂN MÙA
Muốn đối phó với thời tiết phải có sự hợp đồng tác chiến giữa hai mũi giáp công: từ trong đánh ra và từ ngoài tấn công vào.
+ Phòng từ bên ngoài vào:
- Quan trọng nhất là giữ ấm. Mặc thêm áo ấm, khăn choàng, nhất là khi ra khỏi nhà vào sáng sớm hay tối muộn.
- Đừng quên giữ ấm cả khi ngủ. Nhiều người dính cảm lạnh vì bị tiết trời lạnh ban đêm “đánh úp” mà không biết.
- Hệ hô hấp là tuyến đầu tiếp xúc không khí lạnh nên phải ưu tiên giữ ấm cho vùng mũi, họng, cổ, ngực...
- Hạn chế đến nơi đông người, tránh ở gần người đang mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, người đang hút thuốc lá.
- Dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc, nhà cửa sạch sẽ.
+ Phòng từ trong ra:
- Luôn nhớ tôn chỉ phòng bệnh là “giữ ấm và giữ ấm”. Nên dùng nước ấm để ăn, uống, tắm. Khi đi học, đi ra ngoài nên mang theo bình giữ nhiệt.
- Chọn các loại nước uống làm ấm tự nhiên như trà gừng, trà hoa cúc, mật ong pha chanh...
- Hạn chế nước lạnh, đá cục, nhất là đá vừa lấy từ tủ lạnh ra.
- Không tắm quá lâu, lau khô người ngay sau tắm. Không tắm khuya, tắm sát giờ ngủ. Xem thường chuyện tắm táp vào lúc chuyển mùa có thể phải trả giá đắt. Ở trong nhà tắm quá lâu không chỉ dễ nhiễm lạnh mà còn trực tiếp làm suy yếu miễn dịch. Chưa kể, tắm muộn còn là thủ phạm của những vụ đột tử.
- Vận động, thể dục giúp tăng cường sức khỏe. Đây là cách giữ ấm bên trong hiệu quả nhất. Thời tiết thất thường, ngại ra ngoài thì vận động trong nhà cũng tốt.
- Vệ sinh răng miệng, rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lí. Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
@ ĂN GÌ PHÒNG BỆNH?
Thực đơn cho thời tiết sáng nắng chiều mưa thường nhắm đến ba mục tiêu: giữ ấm, cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch. Cơ bản nhất cứ ăn uống đủ chất và lượng, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin... Đặc biệt không nên bỏ
qua bữa sáng bởi bữa ăn này cung cấp năng lượng cho cả ngày, nếu không đủ năng lượng bạn dễ cảm lạnh.
@ TIÊM NGỪA, NẾU CÓ THỂ
Giao mùa là cơ hội của các bệnh hô hấp, bệnh lây qua hô hấp... Chúng ta hiện có sẵn nhiều loại vaccine (Covid-19, cúm, viêm phổi...) giúp hệ miễn dịch chống bệnh. Cập nhật mũi tiêm, đặc biệt cúm, là việc rất nên làm vào những khi thời tiết ẩm ương này. Củng cố sức đề kháng nhờ vaccine có thể giúp phần nào phòng cảm lạnh, vốn cùng thủ phạm là virus.
@ CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ LÀ MẤU CHỐT
Người ta thi nhau đổ bệnh lúc giao mùa do dính đòn từ chênh lệch nhiệt độ là chính. Tiết trời chuyển mùa mang theo những chênh lệch nhiệt độ cực đoan giữa ngày và đêm, nắng mưa bất chợt... Đây là ý trời chỉ có thể chịu, nhưng chúng ta có thể tránh nguy hiểm do kiểu chênh lệch nhiệt độ do mình tạo ra, chẳng hạn như việc vào - ra phòng máy lạnh, cần nán lại ít phút ở cửa để cơ thể quen dần với nhiệt độ trung gian. Tương tự, khi ngoài nắng về, cần dành ít phút làm mát rồi hãy vào nhà tắm, hay để viên đá nguội bớt khi vừa lấy ra từ tủ lạnh.
@ MASSAGE LÀM ẤM - “NHỎ MÀ CÓ VÕ”
- Massage là chiêu làm ấm “mười phân vẹn mười”, vừa ma sát sinh nhiệt, vừa kích thích kéo máu ra da. Massage có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, có thể “cứu bồ” cho bạn những lúc quên áo khoác, găng tay, áo đi mưa...
- Massage có tác dụng tốt trong việc làm ấm mặt, mũi, gáy - vốn là nơi dễ phơi ra trước không khí lạnh. Massage làm ấm không cần cầu kì, chỉ cần xoa hai bàn tay vào nhau rồi áp lên má, hai cánh mũi, ngực, cổ...
@ ĂN CAY, NHIỀU BÉO CHỐNG LẠNH
Gia vị cay (ớt, tiêu, hành), chất kích thích (cà phê, bia rượu...)... giúp ấm lòng nhưng là kiểu ấm lòng tiêu cực, dễ gây khó chịu, khó tiêu. Tương tự, những món đồ béo, ngọt giàu calo giúp cơ thể giữ ấm nhưng phải trả giá về cân nặng, đường huyết, mỡ máu... Tốt nhất nên hạn chế các món “sinh nhiệt” này, thay vào là các kiểu làm ấm vật lí ít tác dụng phụ kể trên.
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN - Minh họa: FREEPIK
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận