Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Kẻ lạnh lùng” mang tên Trầm Cảm
Trầm cảm là một rối loạn trầm trọng về mặt lâm sàng và xã hội, gây ra nỗi đau khổ nghiêm trọng, phá hoại cuộc sống bình thường của người mắc bệnh và hơn hết còn có khả năng đe dọa tính mạng nếu như không được điều trị hợp lí. Căn bệnh này ngày nay đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Thế nhưng dường như vẫn còn rất nhiều người dửng dưng với nó. Mình từng nghe một người nói rằng “Nếu bạn bị đau ở chân, bị ốm hay bị thương, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy vết thương hay biểu hiện của bạn mà ở bên chăm sóc, yêu thương. Nhưng nỗi đau tâm lí là thứ không phải ai cũng hiểu và nhìn thấy để ở bên chia sẻ cùng bạn”. Thật vậy, đối diện với một người khỏe mạnh, họ vẫn vui vẻ cười nói và sinh hoạt bình thường, bạn cho là họ “ổn” vì thế chẳng có lý do gì để nghĩ là họ đang đau-ở-đâu-đấy vì bạn đã nhìn thấy được vết thương của họ đâu nào! Nhưng bạn biết không, ở một góc độ nào đó, đôi khi vết thương thể xác còn dễ chịu hơn cả những nỗi đau tâm lí. Xung quanh bạn, chắc chắn rằng vẫn có những người bạn mà bạn cho rằng họ đang có tất cả, học giỏi, tài năng, được thầy cô yêu mến nhưng có bao giờ bạn hỏi họ rằng “Thật sự họ có đang cảm thấy hạnh phúc không?”.
Và nguyên nhân có thể đến từ những điều không ngờ tới
Mình biết được rằng rất nhiều bạn học sinh đang chịu nhiều áp lực học tập từ bố mẹ và cả sự kì vọng của thầy cô. Những bạn học sinh là nạn nhân của nạn bạo lực học đường, mà bạo lực ở đây không phải chỉ là những “nắm đấm” được tung ra mà còn cả những lời miệt thị đến từ những người bạn trong trường học. Một lời nói ác ý vô tình được nói ra, những từ ngữ xấu xí để nói về một người nào đó, những lời chê bai, đay nghiến,… Nhiều bạn nghĩ nó hết sức bình thường nhưng đâu biết rằng với người đón nhận những lời nói ấy, có thể tâm hồn họ đã vụn vỡ mà không thể tự chữa lành nữa rồi.
Dồn nén những áp lực, cố kiềm nén những tổn thương và suy nghĩ tiêu cực dần khiến “những nạn nhân nhỏ bé” tự thu mình lại. Có bạn khi đứng trước những áp lực hay đau đớn sẽ chọn cách nói ra, và may mắn có gia đình, bạn bè, thầy cô ở bên động viên che chở. Nhưng mình biết phần lớn nhiều bạn thường chọn cách lẳng lặng chịu đựng và cứ thế để cho “hệ miễn dịch” trước Xã hội của mình dần yếu đi. Để rồi một ngày các bạn rơi vào trầm cảm lúc nào không hay biết.
Bạn có nhận ra là…
Bỗng một ngày bạn nhận thấy người bạn của mình thay đổi đến kì lạ, từ một người dịu dàng, bạn ấy bỗng dưng trở nên cáu gắt, khó chịu hoặc đôi khi thay đổi hoàn toàn so với trước thì mong bạn hãy ở bên, lắng nghe và chia sẻ. Bởi mình tin chắc rằng ngay thời điểm đó, bạn sẽ không nghĩ rằng bạn mình đang gặp phải vấn đề tâm lý đâu. Thay vào đó bạn chỉ đơn giản nghĩ rằng họ đang tùy hứng mà bộc lộ cảm xúc, ý kiến hay tính cách, sở thích hơi khác với ngày thường thôi. Hoặc đôi khi những cảm xúc ấy dễ bị nhầm lẫn với những nổi loạn tuổi mới lớn và cho rằng nó sẽ nhanh chóng qua đi.
Một chút lắng nghe và thông cảm
Mình đã từng được học qua những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhưng đáng buồn là dường như những dấu hiệu ấy chỉ được nhận biết bởi chính người bệnh. Và sự thật đôi khi chúng ta, những người bạn thật sự thân thiết với họ cũng không hiểu họ đang nghĩ gì cho đến khi được họ chia sẻ những vấn đề họ đang gặp phải. Mình hy vọng rằng, khi một người bạn của bạn rơi vào trường hợp tương tự, mong bạn đừng nói những lời an ủi như: “Mình thấy chuyện chẳng có gì sao bạn phải suy nghĩ nhiều thế” hay “Đừng buồn nữa được không, buồn hoài cũng chẳng giải quyết được gì”,.. Thay vào đó, mình mong bạn hãy cho gia đình và thầy cô biết về tình trạng của bạn ấy để bạn ấy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hợp lí. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này bạn của bạn rất cần được lắng nghe và tâm sự, cần cả sự kiên trì nơi bạn và mọi người xung quanh bởi họ nhạy cảm hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Với xu hướng né tránh xã hội, bạn cũng đừng vì nghe họ bảo họ đang rất ổn mà nghĩ rằng họ “chẳng sao đâu”. Đã có một lời ví von rằng “Người trầm cảm là người đang mang trong mình căn bệnh ung thư tâm hồn” đủ để thấy trầm cảm thật sự khủng khiếp thế nào, và cũng giống như những tế bào ung thư trong cơ thể, trầm cảm phát triển thầm lặng nhưng lại bào mòn tâm trí của người bệnh từng chút một. Và nếu không được chia sẻ, họ sẽ chọn cách cô độc trong chính thế giới của mình. Và khi sự cô đơn đi quá giới hạn, đã có nhiều người chọn cái chết như một sự giải thoát.
Kết
Hy vọng những điều mình viết ra đây sẽ có ích cho bạn và những người thân yêu bên bạn. Đặt mình vào vị trí của nhau, yêu thương và nghĩ cho nhau. Để thấu hiểu, cảm thông và hơn hết là mong rằng một ngày nào đó, trên thế giới sẽ không còn tồn tại căn bệnh mang tên Trầm Cảm.
MỰC UỐNG TRÀ ĐÁ
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận