Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Những lần bùng nổ
Chắc hẳn chúng mình ai cũng đã từng rơi vào những tình huống oái oăm khiến bản thân “phát hỏa”. Tuy nhiên không phải teen nào cũng có đủ bình tĩnh để đối phó. Như câu chuyện của cậu bạn Trần Hoàng Minh (lớp 11, THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh): “Lần đó mình ở lại trường học bài với bạn nên về nhà trễ. Nhưng bố mẹ lại la mắng, cho rằng mình nói dối để đi chơi game. Thay vì giải thích, mình đã bật ra những lời nặng nề làm tổn thương bố mẹ”. Sau đó dù cậu bạn xin lỗi và được bố mẹ tha thứ nhưng cậu biết những lời nói trong lúc giận đã khiến ba mẹ buồn rất nhiều.
Còn cô bạn Lê Thị Ngọc Nhi (lớp 12, THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3) thì chia sẻ: “Mình có thói quen xấu là giận cá chém thớt. Khi bực mình sẽ trút giận vào những người xung quanh, ai làm gì mình cũng khó chịu và quát nạt. Và người hay bị mình xả cơn giận không ai khác ngoài cô bạn thân”. Chính vì vậy mà mối quan hệ của cả hai ngày càng rạn nứt.
Kết cục không mong muốn
Giận dữ là một cảm xúc rất bình thường và cần phải có để giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, hậu quả của việc giải tỏa không đúng cách thì lại khá lớn. Như cậu bạn Trần Khánh Hòa (lớp 10, THPT Thủ Đức, TP.Thủ Đức) không thể nào quên được lần “xì” cơn giận của mình: “Hôm đó mình và bạn cùng bàn được phân công trực nhật nhưng cuối giờ bạn ấy lại bỏ về để mình phải làm hết. Mình liền đăng đàn phốt bạn, đưa cả thông tin cá nhân của bạn lên khắp nơi. Nhưng điều mình không ngờ tới là người bị cả cộng đồng mạng “ném đá” chính là mình. Đến khi cơn giận nguôi đi, mình mới thấy hối hận vì cách hành xử này. Thay vì vậy mình có thể bảo bạn trực lại vào lần khác, hoặc báo với cô chủ nhiệm”.
Còn bạn Vũ Tâm Anh (trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) lại thú nhận rằng mình có thói quen xả cơn giận bằng cách... đập đồ: “Khi tức giận mình hay quơ tay đập phá đồ để giải tỏa. Có lần mình còn làm bể màn hình điện thoại. Sách truyện, ba lô thì bị mình quăng mạnh thường xuyên nên món nào cũng hư hỏng. Sau này mình đã cố gắng nhẹ tay hơn và tập trung hít thở thay vì dùng... lực tay”.
Đập tan ngọn lửa giận
Cùng lắng nghe thầy Trần Hồng Quang (giáo viên trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình) chia sẻ cách để chúng mình làm chủ cơn giận nhé!
1. Hít thở sâu, ngừng suy nghĩ trong 3 giây: Khi gặp những tình huống không mong muốn, các bạn hãy hít thở thật sâu và dặn bản thân chờ 3 giây nữa trước khi nói hay phản ứng gì. Sau đó cố gắng thay đổi góc nhìn để có thái độ và cảm xúc khác.
2. Dành thời gian để nhìn nhận lại vấn đề: Sau khi thay đổi góc nhìn, bạn nên cho mình một khoảng không gian riêng để suy nghĩ về những gì mình gặp phải. Nếu có thể hãy phân tích lí do và tìm hướng giải quyết.
3. Nói không với tranh cãi: Sau khi tìm ra hướng giải quyết, teen nên nói ra một cách nghiêm túc, bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Hạn chế than vãn, trách móc, đổ lỗi cho những người xung quanh.
4. Học cách giải tỏa cảm xúc: Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung... sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận.
Trên hết, bạn hãy chọn cách phù hợp với thói quen của mình và dễ thực hiện để áp dụng, luyện tập từ từ. Mọi thói quen tốt đều cần thời gian để dần quen mà.
ANTUS
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận