Trường VOV College: Đưa mô hình thực tế báo chí vào tư vấn tuyển sinh

Thứ hai, 20/02/2017 04:05 (GMT+7)

Tại buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2017 diễn ra tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng (390 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình, TP.HCM), Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II (CĐ PTTH II) đã đưa mô hình thực tế báo chí vào tư vấn tuyển sinh.

Với mô hình tư vấn mới này, các phụ huynh và học sinh không chỉ được tư vấn ngành nghề phù hợp với năng lực, các bạn được còn được trải nghiệm thực tiễn với nghề, như được hướng dẫn quay phim, chụp ảnh, dẫn chương trình và kĩ năng phỏng vấn…

Các bạn học sinh được trải nghiệm thực tế nghề báo chí tại buổi tư vấn


Bạn Võ Nữ Khoa Diệu Hằng – Học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Lúc ở nhà mình không biết Trường cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II là trường gì? Đến đây, sau khi các anh, chị tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình và đặc biệt là hướng dẫn mình chụp ảnh, quay phim rồi dẫn chương trình trước đám đông, điều mà mình chưa làm bao giờ, mình cảm thích nó.”

Cô Nguyễn Thanh Thủy –Huyện Bình Chánh, TP.HCM nói: “Ở nhà, con nhà tôi cứ luôn miệng bảo thích ngành báo chí mà cả gia đình tôi không biết học xong ra trường sẽ làm gì nên rất lo lắng. Giờ đến đây, tôi mới hình dung rõ về nghề báo chí nên thấy yên tâm”.

Học sinh tìm hiểu về nghề báo chí


Trường cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II chuyên đào tạo ngành Báo chí, Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông, Tin học ứng dụng. Năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nhà tuyển dụng, Trường đã bổ sung thêm 4 chuyên ngành: Báo chí đa phương tiện, truyền thông và quan hệ công chúng, Quay phim và đạo diễn Truyền hình, Biên tập và dẫn chương trình.

Tiến sĩ Kim Ngọc Anh – Hiệu trưởng, Trường cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II cho biết: “Năm nay, Trường vẫn tập trung đào tạo các chuyên ngành Trường có thế mạnh mà ở các trường khác không có. Trường áp dụng phương án Ba giảm, Sáu tăng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập tại trường. Ba giảm: Các sinh viên sẽ được giảm số lượng tín chỉ đào tạo, giảm thời gian đào tạo Cao đẳng còn 2 năm thay về 3 năm, và quan trọng là giảm các phần học lý thuyết. Sáu tăng: Tăng kĩ năng bao gồm kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm. Tăng tín chỉ thực hành. Tăng chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội, mở rộng đối tượng tuyển sinh. Do đó tăng cơ hội việc làm cho sinh viên, qua đó giúp các sinh viên trở thành lực lượng lao động xã hội trước 1 năm”.


Bài, ảnh: TRẦN CHUNG

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: