Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
@ ĐỦ LOẠI BỎNG
Bỏng có nhiều loại như bỏng nhiệt, bỏng lạnh, bỏng hóa chất, bỏng bức xạ, bỏng điện... Triệu chứng bỏng diễn biến từ đỏ da, bóng nước, phồng rộp đến chết mô nếu nặng. Độ nặng của vết bỏng phụ thuộc vào độ nông - sâu của vùng da bị cháy, diện tích và vị trí bỏng.
Bỏng nhẹ đa phần khỏi nhưng nếu xử lí không tốt thì ngoài biến chứng, bạn dễ rước sẹo xấu, sẹo co rút. Trong các loại sẹo, sẹo bỏng thường nổi tiếng khó coi.
@ SƠ CỨU BỎNG CĂN BẢN
Việc sơ cứu bỏng thường lấy bỏng nhiệt làm mẫu nhưng tùy loại mà sẽ có những cách can thiệp riêng. Bạn trẻ đa phần dính bỏng độ I (tổn thương da nông nhất) hoặc “mem mém” độ II, có thể xử lí tại nhà. Các độ bỏng nặng hơn phải đến cơ sở y tế can thiệp chuyên sâu.
@ BỎNG NƯỚC SÔI, LỬA
Thủ phạm bỏng nhiệt là lửa, than, nước sôi, hơi nước nóng, xoong nồi nóng, pô xe nóng, bàn ủi, nổ bếp gas, tàn thuốc lá...
+ Sơ cứu:
1. Loại bỏ tác nhân: dập lửa, cởi quần áo cháy hay dính nước sôi. Lưu ý: loại bỏ càng nhanh càng giúp dừng độ sâu của vết bỏng.
2. Làm mát bằng cách ngâm, tưới bằng nước mát 16 - 200C, có thể thay bằng khăn mát. Động tác này cần thực hiện tốt nhất trong 30 phút đầu.
3. Che phủ bằng gạc y tế, vải sạch, băng ép vừa phải.
4. Bước tiếp theo chủ yếu là giữ sạch, thay băng, cắt lọc nếu cần.
Trong đó, bước 1, 2, 3 là căn bản nhất, dùng chung cho các loại bỏng.
+ Cần tránh:
- Không làm mát bằng nước đá, không dùng các bí kíp dân gian (kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, sợi thuốc lá, dầu cá, nước mắm, thuốc gia truyền...). Tốt nhất không nên đắp, xức vào vết bỏng.
- Không băng quá kín.
- Không động chạm vết bỏng bằng tay trần chưa vô trùng.
- Không chọc vỡ bóng nước dưới mọi hình thức.
@ BỎNG KHÔ ĐÁNG NGẠI HƠN BỎNG ƯỚT
So với bỏng ướt thì bỏng khô, tiêu biểu là bỏng pô xe đáng ngại hơn, cần xử lí kĩ. Đáng sợ nhất là bỏng do hỏa hoạn bởi cách cấp cứu chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
@ BỎNG HÓA CHẤT
Thủ phạm “gây án” thường là các hóa chất axit, bazơ mạnh như chất tẩy rửa, amoniac, axit từ pin, chất trắng răng, clo hồ bơi, thuốc nhuộm, xăng, sơn, xi măng... Nạn nhân nuốt phải hóa chất sẽ gây bỏng nội tạng.
+ Xử lí:
- Cởi bỏ ngay quần áo, trang sức, giày dép dính hóa chất. Xối rửa dưới vòi nước mát càng nhiều càng tốt, ít nhất trong khoảng 15 - 30 phút. Hóa chất bắn vào mắt cần rửa liên tục.
- Bỏng hóa chất có thêm mục trung hòa. Bỏng axit có thể dùng nước xà phòng, nước vôi loãng. Bỏng kiềm dùng giấm, acid boric 3% để trung hòa.
- Bỏng nặng, bỏng mắt, bỏng do nuốt hóa chất... phải đến cơ sở y tế. Khi đi nhớ mang theo thủ phạm để bác sĩ biết.
Ở trên là các phương pháp chăm sóc bỏng, bỏng hóa chất ngoài da. Những vết bỏng này còn gây các triệu chứng toàn thân như khó thở, tụt huyết áp, co giật, sốc... cách sơ cứu cần chuyên sâu hơn.
+ Cần tránh:
- Cởi quần áo, giày dép nhẹ tay, kẻo lột da do vết bỏng dính bết vào.
- Không chọc nôn nếu nuốt hóa chất.
@ BỎNG BỨC XẠ
Tia UV, tia X, tia xạ trị bệnh gây ra. Với bạn trẻ hầu hết do cháy nắng, thi thoảng do quá liều làm rám da nhân tạo bằng UV.
+ Sơ cứu:
Vẫn là các bước cơ bản. Bỏng nắng thường nhẹ nếu có ý thức phòng bị, ít ai đợi da “cháy” rồi mới chạy tránh nắng.
@ BỎNG ĐIỆN
Do tai nạn điện, sét đánh. Đây là loại bỏng đáng sợ do tổn thương nặng và độ chết người. Lúc này cứu sống và đưa đi cấp cứu cấp bách hơn cả, nên xử lí vết bỏng tại cơ sở y tế, nếu cần che tạm bằng gạc, vải sạch. Vết bỏng điện có xu hướng gây hoại tử, khó giữ ở nhà chăm sóc.
@ BỎNG LẠNH
Nghe lạ nhưng lạnh cũng gây bỏng, đa phần do chườm đá quá lâu, ra ngoài trời rét đậm rét hại. Bỏng lạnh hơi khác bỏng nhiệt (da nhợt nhạt, sờ lạnh, mất cảm giác, tiến tới lột da, phồng rộp, hoại tử)...
+ Xử lí:
- Chườm ấm (nước ấm 37 - 39°C).
- Không hơ lửa, không mát-xa làm ấm.
- Băng nhẹ, mặc quần áo rộng tránh chà xát vết bỏng.
@ CẢM GIÁC CHÁY BỎNG
Đôi khi chúng ta có cảm giác nóng rát nhưng không phải bỏng. Thủ phạm của vết bỏng bắt chước thường do zona thần kinh, nhiệt miệng, trào ngược dạ dày thực quản, côn trùng cắn (kiến ba khoang), cắc cớ do ăn ớt quá tay. Những vết bỏng này có thể nổi bóng nước, nhưng xử lí khác với vết bỏng chính chủ. Làm mát có thể cần thiết, nhưng để giảm khó chịu.
@ LO TRƯỚC KHỎI LO SAU
Như đã nói, sẹo bỏng xấu xí có tiếng. Xác suất lưu sẹo tùy độ sâu bỏng, tác nhân gây bỏng và chăm sóc bỏng. Bỏng độ II trở đi có nguy cơ để lại sẹo cao. Tuy nhiên, nếu bỏng độ I mà bạn chăm sóc không kĩ để nhiễm trùng, lở loét thì vẫn để lại sẹo như thường. Bỏng nông, nếu thực hiện sơ cứu đúng và đủ, coi như đã ngừa sẹo.
Có vài “quý nhân” như nghệ tươi, mật ong, dầu dừa, tỏi giúp ngừa và trị sẹo bỏng còn đỏ hỏn, nhưng chỉ dùng cho bỏng độ I, còn khi đã có bóng nước thì không nên dùng.
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận