Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Theo CNN, các chuyên gia về giấc ngủ cho biết nói mớ là một vấn đề phổ biến về giấc ngủ của nhiều người.
Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, có khoảng 50% trẻ em sẽ nói mớ trong khi ngủ - và thường sẽ hết khi lớn lên - trong khi đó chỉ có khoảng 5% người lớn nói mớ. Hơn nữa, có khoảng 60% đến 65% người lớn sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời nói mớ.
Nói mớ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ. Những cuộc trò chuyện một chiều này thường vô hại, tuy nhiên những tiếng thì thầm, lẩm bẩm đôi khi là những ngôn ngữ thô tục và la hét trắng trợn.
Theo Cleveland Clinic, nói mớ (tên tiếng anh: sominiloquy), có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm và lo âu.
Thuốc điều trị trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, huyết áp cao, co giật, hen suyễn và các rối loạn giấc ngủ khác cũng có thể gây ra nói mớ.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) - nghĩa là rối loạn khiến mọi người ngừng thở trong 10 giây đến hai phút, 30 lần hoặc nhiều hơn một giờ. Hiện tượng này có thể khiến não thức giấc một phần và bắt đầu nói lắp bắp và nói mớ.
Tiến sĩ Carlos Schenck, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ, giáo sư và bác sĩ tâm thần cấp cao tại Trung tâm Y tế Quận Hennepin thuộc Đại học Minnesota, cho biết, cho biết thêm trào ngược trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra sự kích thích một phần khiến não bộ phải nói.
Nói mớ thường di truyền trong gia đình. Những người mắc chứng nói mớ lúc ngủ có thể đã từng mắc bệnh này khi còn nhỏ.
Ông Schenck cho biết, nói mớ thường xảy ra một cách tự phát "theo một cách khá khó lường", mặc dù đôi khi nó có thể xảy ra sau khi bị sốt hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nói mớ nên được phân biệt với chứng mất ngủ, một rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ thường được đặc trưng bởi tiếng thì thầm trong khi ngủ.
Ông Schenck nói những người nói mớ "phải có trách nhiệm" nhận ra chứng rối loạn của mình và tìm giải pháp để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người kia.
Nhiều người nói mớ khi ngủ không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cần có những phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức, được thiết kế để giúp xác định và giảm các tác nhân gây căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ tốt, ví dụ như đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tránh uống caffeine sau 15h và tránh các loại ánh sáng xanh, ví dụ như màn hình như điện thoại, laptop hay tivi.
Ông Jennifer Mundt - phó giáo sư về y học giấc ngủ, tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern ở Chicago - đề xuất một số thiết bị chống ồn như có thể giúp hạn chế tiếng ồn của những người nói mớ khi ngủ.
Bạn nên cố gắng đi ngủ trước những người mắc chứng nói mớ khi ngủ để bạn không dễ bị đánh thức.
Hoặc có thể cùng nhau tìm ra nguyên nhân khiến người thân nói mớ, chẳng hạn như căng thẳng, tình trạng thiếu ngủ, không tuân thủ lịch trình ngủ bình thường, hoặc thậm chí ngủ trong môi trường mới.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận