Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Như đã thông tin: hơn 98.000 thí sinh tại TP.HCM đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 với nhiều cảm xúc. Còn tại Hà Nội, gần 106.000 cô cậu lứa tuổi 15 cũng đang nỗ lực hoàn thành những môn thi cuối cùng để vào lớp 10.
Đây là cuộc đua căng thẳng, áp lực rất nhiều. Và nhiều học sinh đã bật khóc khi không làm tốt môn toán vì cho rằng đề thi quá khó. Có em đã gửi đến Tuổi Trẻ Online những chia sẻ rất dài và cảm động về những gì mình đã và đang phải trải qua sau kỳ thi.
Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc chia sẻ của ThS Trần Xuân Tiến xung quanh câu chuyện này.
Như thể một sự ngẫu nhiên, nếu như đề thi môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh 10 TP.HCM năm nay nhắc đến từ khóa "biết nghĩ bằng con tim" ở câu 2 nghị luận xã hội, thì đề thi môn toán lại đòi hỏi thí sinh vận dụng khối óc tối đa nhất có thể, để xử lý khối lượng câu hỏi được phần đông dư luận đánh giá là dài và khó.
Phải chăng đó là sự cân đối giúp kỳ thi có thể cân bằng trong công tác kiểm tra, đánh giá?
Thật khó để đưa ra câu trả lời, ngay cả đối với những người ra đề của cả hai môn thi. Nhưng có một sự thật là đã có nhiều giọt nước mắt chực trào khi các em bước khỏi phòng thi vào buổi thi môn toán vừa qua.
Tuổi 15, với kỳ thi chuyển cấp đầu đời đã diễn ra như thế, trong phức cảm của những hụt hẫng, thất vọng, tự trách, thậm chí là hoang mang. Những giọt nước mắt cứ rơi, khi nghĩ về điểm số môn toán rồi sẽ ra sao.
Về mặt tâm lý, những cảm xúc tiêu cực này hoàn toàn bình thường. Chúng ta hãy cứ thành thật với xúc cảm của bản thân. Khoa học đã chứng minh nước mắt mang đến hàng loạt lợi ích cho cả cơ thể lẫn tâm trí.
Chẳng hạn như giải độc cơ thể, giảm đau, giảm nguy cơ mắc bệnh, giải tỏa cảm xúc, cải thiện tâm trạng, cân bằng trạng thái tâm lý, tăng khả năng gắn kết giao tiếp…
Vậy thì khóc cho tuổi 15 há chẳng ích lợi lắm sao, nhất là sau một kỳ thi chuyển cấp nhọc nhằn cam go. Khóc cho tuổi 15, cho một lần trải nghiệm, cho một ngã rẽ cuộc đời, đâu có gì là sai. Khóc để vơi nhẹ tất thảy những áp lực đã qua.
Cảm xúc nào rồi cũng qua. Đã đến lúc chúng ta cảm ơn những khoảnh khắc này, giây phút chúng ta có thể nhìn lại chính mình rõ ràng hơn, thấu đáo hơn.
Chúng ta như thể hiểu rõ hơn về năng lực của bản thân, chúng ta đã và đang ở đâu trong hành trình học tập chinh phục tri thức, chúng ta đã có gì và cần chuẩn bị thêm những gì để có thể hoàn thiện chính mình.
Chúng ta đang trải qua một hành trình thử thách bản thân. Một hành trình đòi hỏi chúng ta phải đúc kết bài học sau tất cả những gì đã diễn ra, và xa hơn, tìm ra trong đó một cơ hội để trưởng thành, tiếp tục hướng đến tương lai ngày mai.
Nản lòng hay tự ti chỉ vì một kết quả không như ý muốn sẽ dẫn đến những điều không mong muốn kế tiếp.
Sau khi nhìn nhận lại thực tế môn toán của bản thân, chúng ta cũng cần khách quan để hiểu rằng chưa giỏi toán không có nghĩa là chúng ta không giỏi tất cả. Mỗi người sẽ có một thế mạnh, năng lực, sở trường và niềm say mê hứng thú riêng.
Dù chúng ta chưa hoàn thành tốt bài làm môn toán như mong đợi, không đồng nghĩa với việc chúng ta đã không cố gắng hết mình, với nhiều công sức và thời gian ôn luyện.
Chúng ta chưa hoàn thành tốt bài làm môn toán như mong đợi, nhưng ở một số lĩnh vực khác, đang chờ đợi sự thành công tỏa sáng của chúng ta.
Đừng chỉ nhìn vào những điều chúng ta chưa như ý, để vội vàng thất vọng về bản thân.
Hơn hết trong giai đoạn cần nghỉ ngơi, phục hồi tinh thần này, chúng ta luôn có gia đình, ba mẹ, thầy cô, bạn bè luôn sẵn sàng lắng nghe và động viên. Hãy thoải mái chia sẻ tâm tình, để có thể lắng nghe được lời khuyên chân thành, truyền cảm hứng.
Chúng ta cũng hãy tự thưởng cho bản thân những giấc ngủ đầy và sâu, sau nhiều ngày miệt mài thức khuya dậy sớm văn ôn toán luyện. Hoặc có thể cho phép bản thân thư thái với những chuyến du lịch dã ngoại gần nhà, để hòa mình với thiên nhiên cỏ cây, thanh lọc cảm xúc. Hay cũng có thể làm những điều mình thích mà bấy lâu nay chưa có thời gian thực hiện.
Ngoài việc giúp chúng ta quản lý cảm xúc một cách tích cực nhất, gia đình, ba mẹ, thầy cô, bạn bè còn là chỗ dựa tin cậy để cùng chúng ta thảo luận, hoạch định cho tương lai bước tiếp.
Nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, và những phương án khả thi khác đang chờ chúng ta lên kế hoạch, để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Bất kỳ khoảng thời gian khó khăn nào trong đời người rồi cũng sẽ qua đi, và những kỳ thi như thế này cũng vậy.
Hãy rộng lòng nhìn về phía trước. Giống như ai đó đã từng nói: thất bại trong một kỳ thi không có nghĩa là thất bại trong cuộc đời.
Và năng lực học tập quan trọng nhất là năng lực luôn biết tự học hỏi, luôn đổi mới, thích ứng linh hoạt. Hãy tự tin hướng đến tương lai bằng cảm xúc tích cực thiện lành.
Với nick name Giọt nắng sớm, phần bình luận của bạn đọc này dưới bài viết "Nhiều thí sinh khóc vì đề thi toán lớp 10, Sở Giáo dục TP.HCM nói gì?" được nhiều bạn đọc chia sẻ, tương tác.
Sau đây là nội dung bình luận của bạn đọc Giọt nắng sớm:
"Hôm qua thi xong toán về cháu đọc trên Zalo lớp thấy các bạn xôn xao đứa nọ đứa kia ở lớp này lớp kia khóc không làm được bài, tâm trạng chung là hụt hẫng và buồn.
Tối cháu đọc báo thấy các cô chú bàn tán đề cần phân hóa, cần công bằng cho bạn học giỏi, phải đúng nguyên tắc tuyển sinh.
Cháu thấy có 2 thái cực: nỗi buồn của tụi cháu mà chỉ ba mẹ và bạn bè chia sẻ được và một thái cực bàn tán về chúng cháu rằng cần công bằng cho bạn giỏi, cần phân hóa, nguyên tắc.
Cháu cứ thấy ức nghẹn ở cổ. Các cô chú hiểu tụi cháu không?
Cả 1 năm cuối không biết chơi giải trí cho đúng nghĩa. Ba mẹ không ép nhiều nhưng tụi cháu đều thấy tự phải cố.
Bữa tối cả năm không đúng giờ vì trùng lịch học thêm, bữa sớm quá bữa muộn quá, mà tuổi chúng cháu đang lớn. Ba mẹ cũng vất vả đưa đón, sinh hoạt cũng đảo lộn.
Gần thi đứa nào cũng trầm ngâm hơn nhiều. Mọi cố gắng cả năm dồn nén trong 2 ngày thôi. Đầy cảm xúc đan xen lo lắng, hồi hộp, hy vọng...
Môn tiếng Anh và văn làm thêm nhiều hy vọng. Đến môn toán những dồn nén vất vả của cả năm đè nặng tâm trí, làm suy sụp chúng cháu, có gì đó rất nặng khó tả giống như mình bị oan ức, không muốn khóc trước mặt ai khác nhưng nước mắt cứ chảy ra thôi.
Chúng cháu đâu biết cái gì to tát như phân hóa, chúng cháu chỉ biết đã rất cố gắng vất vả mà không làm được bài.
Chúng cháu mới 15 tuổi thôi ạ, chúng cháu khóc thì có sai không ạ?".
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận