Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bỗng dưng muốn khóc vì... mụn trong tai
Cô bạn T.N (17 tuổi) tâm sự, mình có thói quen đeo tai nghe cả ngày để nghe nhạc và tập trung làm bài vì không muốn làm phiền gia đình. Tuy nhiên, dạo gần đây cô bạn hay thấy đỏ, nhức bên trong tai, khi đeo tai nghe vào thì thấy cộm cộm, ngưa ngứa. Sau khi chụp ảnh cầu cứu bác sĩ, cô bạn mới biết mình đã bị mụn đầu đen bên trong tai.
Theo bác sĩ Anh Thư (kênh Youtube Dr Chubby), khi đeo tai nghe trong thời gian dài, chúng sẽ chặn luồng không khí vào ống tai, góp phần tích tụ dầu nhờn và bụi bẩn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn đầu đen. Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng mà không vệ sinh kĩ, các rung động của màng loa khiến bụi bẩn bám vào cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Bí kíp đánh bật mụn đầu đen trong tai của bác sĩ
Bác sĩ Anh Thư (Dr Chubby).
Có nhiều cách để giúp bạn ngăn ngừa những nốt mụn khó chịu này, đó là để âm lượng khi sử dụng tai nghe ở mức vừa phải, từ đó tầng sóng âm thanh không quá lớn khiến lỗ tai bạn không trở thành cái... máy hút bụi.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế thời lượng sử dụng tai nghe trong khoảng tối đa là 3 tiếng/ngày. Nghe quá to và liên tục trong thời gian dài cũng khiến thính giác của bạn bị ảnh hưởng lớn.
Sử dụng loa ngoài của điện thoại với âm lượng vừa đủ để giảm nguy cơ bị mụn trong tai.
Bạn nhớ vệ sinh tai nghe thường xuyên bằng cách sử dụng vải hoặc bông gòn nhúng cồn hoặc chất tẩy rửa nồng độ nhẹ để tránh gây kích ứng cho tai nhé.
Nếu lỡ bị mụn đầu đen trong lỗ tai, bạn cần...
- Không nên cố nặn hoặc lấy vật nhọn chọc lấy nhân mụn, đặc biệt nếu mụn đang sưng đau.
- Mụn đang sưng đau thường dễ nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và dẫn đến viêm tai giữa (hậu quả có thể thủng màng nhĩ).
- Đôi khi nhọt tự lành và không cần điều trị gì cả.
- Nếu mụn thành nhọt, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu để thoát mủ tích tụ bên trong.
- Bác sĩ cũng có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh để giúp giảm nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị nếu:
- Mụn sưng đau tái đi tái lại.
- Nốt nhọt không biến mất sau một vài tuần.
- Bạn bị mụn hành sốt hoặc thấy ù tai.
- Nhọt rất đau nhức, khó chịu.
Bác sĩ ANH THƯ
PHI LÊ thực hiện
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận