Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bạn Phạm Lê Quỳnh Anh là (thủ khoa khối BOO, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) - Ảnh: NVCC
Mong muốn đậu ngành học yêu thích, cô thủ khoa này đặt mục tiêu cụ thể ngay từ đầu năm học. Bạn không học theo kiểu “được gì hay nấy” mà chia giai đoạn ôn thi thành 3 bước: xây nền - luyện đề - tăng tốc.
Quỳnh Anh cho biết, học kỳ I, bạn ưu tiên giữ nhịp học ổn định ở lớp, đồng thời tìm hiểu đề năm trước để làm quen với cấu trúc.
Sang học kỳ II, Quỳnh Anh tăng cường luyện đề thi thử của các trường chuyên toàn quốc. Bạn không chạy theo số lượng, đề nào làm xong cũng phải ngồi sửa, rút ra điểm yếu.
Với từng môn học, Quỳnh Anh có cách tiếp cận riêng: Sinh bám chắc lý thuyết, Hóa luyện dạng bài tính toán. Với Toán, môn không phải thế mạnh, cô bạn đặt mục tiêu rõ ràng phải làm được bao nhiêu câu tối thiểu.
Đoàn Tuấn Anh từng nằm trong danh sách có nguy cơ trượt tốt nghiệp sau kỳ thi thử. Nhưng trong kỳ thi THPT 2024, bạn không những đậu mà còn ngoạn mục đạt 28 điểm khối C00, trở thành thủ khoa đầu ra của Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên).
Hành trình ấy là minh chứng rõ ràng cho việc nếu đủ quyết tâm và kỷ luật, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế.
Đoàn Tuấn Anh - Ảnh: NVCC
“Mình lên chiến lược học cụ thể và gác lại mọi hoạt động cá nhân như đi làm thêm hay sinh hoạt CLB. Bạn tận dụng tối đa thời gian trên lớp, học tới đâu chắc tới đó, sai đâu sửa đó.
Mỗi lần luyện đề, mình luôn highlight lại chỗ sai, tra lại sách giáo khoa ngay để không tái phạm”, Tuấn Anh chia sẻ.
Với Tuấn Anh, tinh thần là yếu tố then chốt, luôn học với thái độ yêu thích môn học, đặc biệt là Sử và Địa bằng cách xem phim tài liệu, đọc thêm chia sẻ từ cựu chiến binh để nuôi dưỡng cảm xúc. Với Văn, bạn rèn tốc độ làm bài và học cách kết bài linh hoạt.
Đáng nhớ nhất là kỷ niệm trong phòng thi môn Văn, Tuấn Anh run đến mức không viết được gì suốt nửa thời gian.
“Có khoảnh khắc, mình muốn buông. Nhưng mình tự nhắc bản thân không thể lãng phí 12 năm chỉ vì vài phút hoảng sợ. Thế là mình viết một mạch đến tận những giây cuối.
Kết quả mình đạt 8.75 điểm, không phải điểm cao nhất, nhưng là điểm đáng tự hào nhất của mình”.
Hương Mỹ là thủ khoa đầu vào của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2022 với điểm số gần tuyệt đối: Văn: 9.25 - Sử: 9.75 - Địa: 10.
Thay vì học tủ, luyện đề sớm, Hương Mỹ chọn cách “chậm mà chắc”, đầu tư toàn bộ học kỳ I lớp 12 để xây nền tảng căn bản từ sách giáo khoa.
Nguyễn Võ Hương Mỹ - Ảnh: NVCC
Mỹ kể: “Mình không học thuộc lòng, mình học hiểu. Đọc một bài văn phải nắm được tinh thần tác phẩm. Với môn Sử và Địa, mình học bằng sơ đồ tư duy, chia nhỏ kiến thức theo tiến trình, theo chủ đề, giai đoạn... rồi hệ thống lại bằng bảng từ khóa để dễ so sánh. Mình quan niệm: không cần học nhiều, chỉ cần học đúng và sâu”.
Hương Mỹ không dồn ép bản thân vào những ngày cận thi. Thay vì lo sợ và nhồi nhét, bạn dành thời gian đọc lại những đề từng làm sai để tránh lỗi cũ.
Quan trọng nhất, cô bạn giữ cho mình tinh thần thoải mái: ngủ sớm, ăn đúng bữa, không học xuyên đêm.
Không có công thức chung cho tất cả, nhưng nếu phải chọn điểm chung từ ba thủ khoa, đó chính là: ỗi người đều hiểu rõ điểm mạnh - điểm yếu của mình. Chọn phương pháp học phù hợp và biết giữ vững tinh thần.
Bên cạnh ôn tập đúng cách, tâm lý và sức khỏe tinh thần cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.
Mời bạn cùng nghe chia sẻ từ thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Hồng Trúc (giáo viên tâm lý Trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11) để giữ tinh thần tỉnh táo trong mùa thi:
* Lập kế hoạch ôn tập rõ ràng: Ôn có lộ trình sẽ giúp bạn chủ động hơn, bớt lo âu và cảm thấy mình đang kiểm soát được tiến độ.
* Nghỉ ngơi có chủ đích: Xen kẽ những giờ học căng thẳng bằng một bài nhạc nhẹ, vài động tác giãn cơ và đừng quên có một ly nước bên cạnh sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, giảm căng thẳng rất tốt.
* Đừng tự so sánh: Mỗi người có một tốc độ riêng. So sánh chỉ khiến áp lực thêm chồng chất và làm bạn mất tập trung vào chính mình.
* Lắng nghe cảm xúc: Áp lực sẽ khiến bạn nhạy cảm hơn. Khi cảm thấy tiêu cực, hãy tạm dừng vài phút uống nước, bước ra ngoài hít khí trời.
* Tự nhủ những lời dịu dàng: Mỗi sáng và tối, hãy để lại cho mình một lời nhắn yêu thương trên góc bàn học như: “Mình đang làm tốt rồi” hay: “Đừng quên uống nước nhé”... Những câu nhỏ nhẹ ấy sẽ là nguồn năng lượng ấm áp giúp bạn vững tâm hơn.
* Thiếu ngủ, ăn uống không điều độ: Stress không chỉ đến từ tâm trí mà còn từ cơ thể. Việc thức khuya, học liên tục không nghỉ, bỏ bữa hay ăn uống qua loa sẽ làm cơ thể kiệt sức, khiến tinh thần dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.
* Mạng xã hội: Vô thức lướt TikTok, Facebook... tưởng là giải trí nhưng thực ra lại khiến não bộ tiếp tục làm việc và mệt mỏi hơn. Khi ôn thi, nên hạn chế mạng xã hội, thay vào đó giải trí bằng vận động thể thao, hoạt động ngoài trời.
* Gia đình: Kỳ vọng của ba mẹ hay không khí căng thẳng trong gia đình cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý. Nếu không thể thay đổi môi trường, hãy chủ động tìm không gian học tích cực hơn: thư viện, lớp học nhóm, quán cà phê yên tĩnh...
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận