Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
3 năm qua, mặc dù đã triển khai phương pháp giáo dục theo chương trình mới, các thầy cô hướng dẫn từng bước cho học sinh và nghiên cứu những bộ đề phù hợp nhưng một trong những rào cản lớn nhất của việc giải đề văn nằm ngoài sách giáo khoa chính là văn hóa đọc của một số bạn học sinh chưa phát triển mạnh.
Đọc sách là một quá trình tự học, trau dồi thêm kiến thức. Thông qua việc đọc sách, người ta rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, cách lập luận của bản thân vừa logic lại vừa dễ hiểu, mượt mà.
Hiện nay, không ít đầu sách mà học sinh đang sở hữu là sách được mua theo yêu cầu, hướng dẫn từ giáo viên và gia đình là chính. Còn lại đa số sách được mua theo sở thích, theo phong trào, theo độ “hot” trên mạng xã hội mà chưa qua một kế hoạch đọc sách nào.
Để phục vụ cho thay đổi chương trình giáo dục THPT mới, trong mục chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có đính kèm danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp.
Trong đó là những ví dụ minh họa về các văn bản được phân chia theo thể loại, đề tài cho từng cấp bậc học. Mặc dù chỉ là ví dụ và không bao gồm tất cả các ngữ liệu, nhưng cũng là nguồn tài nguyên sách đáng cân nhắc để các bạn chuẩn bị đọc và tìm hiểu.
Thông thường, các văn bản trong sách giáo khoa là truyện ngắn lấy từ một tập truyện, có khi là một đoạn trích trong tiểu thuyết, đôi lúc là nhiều đoạn của một bài thơ hoặc bài thơ đó nằm trong một trường ca được hình thành từ nhiều bài thơ với nhau (Vợ chồng A Phủ trong tập truyện ngắn Truyện Tây Bắc của tác giả Tô Hoài; bài thơ Đất nước là 1 trong 9 phần của Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm).
Vậy, khi các bạn học Chí Phèo, có khả năng thầy cô sẽ ra đề liên quan đến những tác phẩm khác cùng tác giả với văn bản đó.
Bước quan trọng: Xác định tác giả thuộc thời kỳ nào? Là nhà văn chuyên viết thể loại gì, theo trào lưu văn học nào? Ví dụ: Nam Cao là nhà văn hiện thực chuyên viết truyện ngắn tiêu biểu nhất thế kỷ 20, các tác phẩm gồm: Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt.
Một trong những phương pháp “giải đề” Văn hiệu quả là viết bám sát vào đặc điểm thể loại. Ví dụ như thơ chủ yếu là những cảm xúc của thi nhân khi ngẫm về thế sự, về con người. Còn văn xuôi như truyện ngắn và tiểu thuyết phần nhiều biểu trưng cho tư tưởng, quan điểm của tác giả về thời đại lúc bấy giờ thể hiện qua tác phẩm.
Đọc theo thể loại, các bạn sẽ có lợi thế là nắm chắc lý thuyết + ví dụ của lý thuyết đó, đọc càng nhiều các bạn sẽ hiểu được nhà văn hiện thực thể hiện khác nhà văn lãng mạn thế nào? Thơ mới có những tinh thần độc đáo ra sao? Sự khác nhau giữa Xuân Diệu và các nhà thơ cũ thể hiện qua những yếu tố gì?...
Và một khi nắm được thể loại rồi, các bạn sẽ dễ dàng triển khai so sánh chúng với nhau, lập luận chắc tay hơn, có sẵn kho tàng tác phẩm được “quy hoạch bài bản” dễ tìm kiếm trong trí nhớ, và rồi biết cách sử dụng những đoạn nào trong tác phẩm nào để làm luận cứ cho luận điểm của mình.
Tự tạo thử thách cho bản thân theo cấp độ (có thể rủ bạn bè làm chung và trao đổi với nhau sau mỗi lần đọc xong 1 quyển sách).
• 7 ngày/1 quyển sách dưới 100 trang.
• 10 ngày/2 quyển sách dưới 100 trang.
• 20 ngày/3 quyển sách dưới 200 trang.
• 30 ngày/5 quyển sách dưới 200 trang.
• 60 ngày/10 quyển sách dưới 300 trang.
• 100 ngày/10 quyển sách dưới 500 trang.
Thử thách 365 ngày Số lượng: 3 quyển/ 1 tháng Nội dung: theo chủ đề 3 tháng/ 1 thể loại (có thể đổi giữa các tháng theo luật chẵn và lẻ, ví dụ: 2 – 4 – 6 – 8 – 10 – 12 và 1 – 3 -5 – 7 – 9 -11) | |||||
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 |
Văn học Việt Nam (truyện ngắn và tiểu thuyết) | Văn học nước ngoài (kịch và tiểu thuyết) | ||||
Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Văn học Việt Nam (thơ, truyện thơ và ký) | Văn học nước ngoài (truyện ngắn và tiểu thuyết) |
Viết nhật ký đọc sách: Mỗi lần đọc xong một quyển sách hãy viết cảm nghĩ của bản thân về quyển sách đó, chép lại những câu thoại/câu nói/câu văn mà bản thân thấy bị thuyết phục, cuốn hút.
Dùng bảng đánh dấu cảm xúc sau khi bạn trải qua một hành trình trong một quyển sách: Kẻ chiếc bảng như hình bên đây (1 ô tiêu đề, 5 ô ngang, 6 ô dọc) vào nhật ký đọc sách và đặt ra quy định sau khi hoàn thành xong 1 quyển thì sẽ điền vào ô trống các dấu hiệu: trái tim (rất thích) - dấu X (không thích chút nào) - dấu ? (không tìm thấy cảm xúc phù hợp để diễn tả). Nhớ điền tên sách nữa nha!
The soul after reading journey | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận