Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bác sĩ Châu Tố Uyên- Ảnh: NVCC
Bác sĩ Châu Tố Uyên (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1) nhỏ nhẹ trấn an người mẹ, rồi bình tĩnh thăm khám cho cô gái bé nhỏ, gầy gò.
Vào ngành y hơn 15 năm, tiếp xúc với hàng ngàn ca bệnh, bác sĩ Uyên luôn dặn mình lúc nào cũng thật tỉnh táo, bình tĩnh để phán đoán, chữa trị đúng bệnh. Nhưng sao mỗi lần nhìn các bệnh nhi tiều tụy, đau đớn, còn người thân hoảng loạn, lo lắng, lòng bác sĩ cũng nghẹn ngào.
Cô bé đến khám trạc khoảng 8-9 tuổi. Sau nhiều lần làm xét nghiệm, hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 kết luận bé mắc phải bệnh mãn tính, không có nhu động ruột. Việc điều trị cho bé kéo dài nhiều năm.
Có những lần bé lên cơn trở nặng, mạch yếu, tim ngưng thở. Dù biết cơ hội mong manh, bác sĩ Uyên cùng đồng nghiệp vẫn cố gắng giành giật từng khoảnh khắc sống còn cho bé.
Bé nằm trên giường thoi thóp, phải nuôi ăn vào tĩnh mạch. Không đi tiêu được, trên người bé lúc nào cũng lủng lẳng túi đặt hậu môn tạm. Vậy mà những lúc tỉnh dậy, bé vui vẻ cười đùa, lễ phép dạ thưa, chào hỏi các bác sĩ.
Nhưng rồi sau đó bé cũng không qua khỏi. Là bác sĩ, chứng kiến khoảnh khắc sống còn bao lần, song lần nào nghe hai chữ “đã mất”, trái tim bác sĩ cũng se thắt.
Gắn bó với nghề y hơn 20 năm, bác sĩ chuyên khoa 2 Dư Tuấn Quy (trưởng khoa nhiễm và Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1) không chỉ chữa bệnh bằng thuốc, bác còn chữa lành bằng tình yêu thương.
Hôm đó, phòng khám đông nghẹt. Một người mẹ loay hoay mãi chưa ký vào tờ giấy nhận thuốc. Cô điều dưỡng sốt ruột giục chị ký nhanh giúp em. Câu nói ấy vừa dứt, một giọng nói nhỏ vang lên: “Các cô chú ơi, đừng la mẹ con! Mẹ con không được đi học nên mẹ không biết chữ đâu”. Bé còn xin: “Để con ký giúp mẹ”.
Bác sĩ Quy nhìn bạn ấy, ánh mắt trong veo nhưng ẩn chứa sự từng trải quá sớm và rất hiểu chuyện. Không chỉ biết lo cho bản thân, bạn còn bảo vệ mẹ bằng tất cả sự yêu thương.
Bác sĩ khẽ xoa đầu, nhẹ nhàng xin lỗi bé và mẹ vì đã không biết chuyện này.
Kể từ hôm đó, bác sĩ Quy luôn nhắc nhở bản thân và đồng nghiệp rằng, một bác sĩ không chỉ chữa lành cơ thể mà còn cần chữa lành cả tâm hồn. Một lời nói nhẹ nhàng, quan tâm có thể giúp bệnh nhân an tâm hơn trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.
Mỗi khi điều trị, bác sĩ đều cố gắng quan sát tinh tế để kịp thời giúp đỡ bệnh nhân. Bác vẫn còn nhớ trường hợp bạn N (12 tuổi) theo bà ngoại từ Đồng Tháp lên TP.HCM kiếm sống bằng cách nhặt rau củ dư ở chợ Bình Điền.
Vì căn bệnh di truyền từ ba mẹ, mỗi tháng bạn đều đặn đến bệnh viện nhận thuốc. Nhưng có lần, bạn đến trễ 3 ngày. Cô y tá lo lắng hỏi, bạn cúi đầu lí nhí vì bà bị tai nạn xe. Bạn phải ở lại chăm bà nên đến trễ.
Nhìn bệnh nhi gầy nhom, giọng nói bình thản như đã quen với khó khăn, bác sĩ Quy vừa thương, vừa khâm phục nghị lực của bạn. Sau khi khám xong, bác dúi vào tay bạn vài hộp sữa, ít tiền từ tấm lòng của bác và các cô điều dưỡng. Bác còn tìm thêm chương trình hỗ trợ giúp hai bà cháu.
Nghề y căng thẳng, đầy áp lực. Vào dịp lễ, Tết, các bác sĩ phải thay nhau trực bệnh viện. Những ngày bình thường, ngoài đi làm ban ngày, có hôm, các bác sĩ còn trực đêm. Một số ba mẹ đưa con đến khám bệnh vì nóng lòng cũng có lúc to tiếng, quát tháo bác sĩ, trong khi còn nhiều ca khác nặng hơn.
Tuy vậy, bác sĩ Tố Uyên chia sẻ cực nhưng khám bệnh cho trẻ em vui lắm! Có bé khám xong còn năn nỉ bác sĩ khám bệnh cho siêu nhân, búp bê… Trước sự dễ thương, đáng yêu đó, bác sĩ cũng giả bộ thăm khám cho đồ chơi. Các bé vui sẽ nhanh hết bệnh.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy thăm khám bệnh nhân - Ảnh: NVCC
Lặng lẽ cống hiến cho nghề, bác sĩ Châu Tố Uyên đã được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020, 4 lần nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch dành cho Thầy thuốc trẻ tiêu biểu của TP.HCM. Bác sĩ cũng là cộng tác viên viết bài về sức khỏe cho độc giả Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím nhiều năm nay.
Còn bác sĩ Quy, ngoài công việc ở bệnh viện, bác còn tham gia vào nhiều chương trình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bác sĩ được rất nhiều bệnh nhân quý mến và khen ngợi.
Dù trong đêm trực muộn hay giữa hàng trăm bệnh nhi xếp hàng chờ khám, bác sĩ Uyên, bác sĩ Quy và hàng ngàn bác sĩ, y tá khác vẫn lặng lẽ, kiên trì đeo đuổi công việc của mình.
Hơn ai hết, những người khoác áo ngành y hiểu rằng “lương y như từ mẫu”. Một khi đã khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, các thiên thần áo trắng phải cố gắng làm tròn sứ mệnh.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận