Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bạch hầu có triệu chứng sớm tại mũi họng (sốt, ho, khàn tiếng, giả mạc, sưng hạch, khó thở...). Trong đó, giả mạc (màng dai, trắng xám bám chặt họng, mũi, thanh quản) là tác phẩm đầu tiên của độc tố, có thể gây nghẹt thở.
Các triệu chứng tiếp theo đó tăng nặng dần, theo chân của độc tố rời mũi họng và lẻn vào máu gây ảnh hưởng đến tim (viêm cơ tim, suy tim), thần kinh (liệt cơ hoành, liệt hô hấp...), tổn thương thận.
Tóm lại, bệnh bạch hầu có khởi đầu khá hiền lành ở đường hô hấp trên. Nhưng nếu không phát hiện, can thiệp kịp thời, chúng sẽ quay ngoắt 180 độ với các biến chứng có thể dẫn đến chết người như ca tử vong tại Nghệ An mà chúng ta đọc tin tức mấy hôm nay.
Giả mạc là chỉ điểm của bệnh bạch hầu (sau 2 - 4 ngày), cũng là triệu chứng nguy hiểm sớm của bệnh.
Có thể phát hiện giả mạc dễ dàng qua gương để giúp chẩn đoán sớm và điều trị sớm, qua đó phần nào giảm độ nặng và tỷ lệ tử vong của căn bệnh này.
Không phải bệnh hô hấp nhưng đường lây của bạch hầu ngã theo cách vi khuẩn hô hấp lây lan:
* Trực tiếp: đây là đường lây hiệu nghiệm nhất với giọt bắn (dịch mũi, họng) của người bệnh. Chúng tản mác theo không khí (ho, hắt hơi, nói lớn) sau đó “đáp” vào đường thở của người lành. Vi khuẩn đôi khi mượn đường qua vết thương hở, vết loét nhưng hiếm.
* Gián tiếp: vi khuẩn quá giang trong dịch tiết, giọt bắn bám trên vật dụng (khăn tay, khăn giấy, quần áo, đồ dùng, muỗng nĩa...), bề mặt (tay nắm cửa, phương tiện giao thông công cộng, nút bấm thang máy...
Tương tự các bệnh truyền nhiễm khác, “tiếp xúc gần” là yếu tố lây bệnh căn cơ của bệnh bạch hầu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu “giữ khoảng cách” tốt, bạn có thể tạm yên tâm với bạch hầu lúc này.
Tiếp xúc gần vẫn là người nhà, bạn cùng lớp, đồng nghiệp... cùng sinh hoạt, ăn uống, dùng chung đồ với với người bệnh/ người mang trùng. Ngoài ra, tiếp xúc gần có thể kể đến người cùng hàng và trước hoặc sau 2 hàng ghế với người bệnh/người mang trùng trên phương tiện giao thông.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân... cũng có nguy cơ lây bệnh cao.
Bạch hầu cũng có “người mang trùng”, tức người nhiễm nhưng không thấy hoặc triệu chứng lớt phớt khó nhận ra, nhưng vẫn đủ 100% khả năng lây bệnh. Đây là những nhân vật “tàng hình”, gây khó cho việc phòng tránh.
Điều đáng lo là tỷ lệ “người mang trùng” bạch hầu hơi cao và thời gian lây bệnh cũng khá lâu, từ vài tuần thậm chí vài tháng.
Đường lây không quá “gắt”, cộng thêm việc hiện nay chúng ta đã có vắc xin và thuốc trị (kháng sinh, kháng độc tố) nên bạch hầu ít có cơ hội kịch phát. Vấn đề là độ phủ vắc xin không rộng khắp, nơi tiêm nơi không.
Thêm nữa, miễn dịch cộng đồng lại hao hụt theo thời gian nên bạch hầu có thể lợi dụng “lỗ hổng miễn dịch” này để bùng thành các điểm dịch vừa và nhỏ. Chúng ta không quá hoang mang nhưng không được chủ quan.
Nguyên tắc cho trẻ em và người lớn là tiêm đủ mũi căn bản và mũi nhắc lại. Đủ mũi tiêu chuẩn nhưng quên mũi nhắc lại - là nguyên do của lỗ hổng miễn dịch. Miễn dịch thu được từ vắc xin bạch hầu đạt hiệu quả lên đến 10 năm nhưng giảm dần. Đó là lý do nên nhắc lại mũi tiêm sau 10 năm.
* Trẻ em: theo lịch phải xong 3 mũi căn bản (2, 3 và 4 tháng) và 3 mũi nhắc lại (18 tháng, 4-6, 9-15 tuổi). Vắc xin thường là loại kết hợp như bạch hầu + ho gà + uốn ván.
* Người lớn: nếu hồi nhỏ đã hoàn tất mũi tiêu chuẩn thì nên nhắc lại mỗi 10 năm. Tuy nhiên do tình hình ca bệnh chưa nghiêm trọng nên không cần quá khẩn trương, trừ người trên 50 tuổi, người bệnh nền.
Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu chiếm khoảng 5-10%, có thể lên 20% với những đối tượng yếm thế. Đây là con số khá cao, đến từ hai biểu hiện chết người: suy hô hấp và loạt biến chứng khủng, đặc biệt biến chứng tim.
Với đường lây na ná COVID-19 nên chúng ta có thể dùng lại cách phòng tránh đại dịch.
* Tiêm phòng đầy đủ - là cách phòng bị căn cơ nhất.
* Vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và tiếp xúc người bệnh.
* Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy, khuỷu tay.
* Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh tập trung đông người.
* Tăng sức đề kháng: dinh dưỡng đầy đủ, thể dục, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận