Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nhà L.M. (18 tuổi, ngụ tại quận 3, TP.HCM) nuôi một em chó tên "Bông". Tuy nhiên, cũng vì Bông mà bạn phải đi chích ngừa bệnh dại.
Bông đã ở nhà L.M được 1,5 năm. Khi đọc sách, dạo phố, đi du lịch…, cả nhà hay dẫn Bông theo. Bông kén ăn, không thích ăn đồ thừa. Vì vậy, từ khi có Bông, mẹ thường nấu thêm một phần cho ẻm.
Mới đây, thấy Bông nằm gần, bạn định ve vuốt, nó grừ grừ lên. Tuy nhiên, bạn không để ý, tiếp tục đưa tay sờ bộ lông của Bông. Bất ngờ, nó quào vào ngón tay của bạn. Hóa ra, nó đang quắp quả bắp. Chắc tưởng bạn giành lấy nên nó phản xạ như thế.
Việc bị thú cưng cào trúng làm bạn khá bất ngờ. Bởi, bạn nghĩ nó đã gắn bó với gia đình một thời gian.
Sau sự việc, bạn đã đi đến một trung tâm để chích ngừa. Tuy nhiên, trung tâm này đã tư vấn bạn đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để điều trị.
Sau khi khám, bạn được bác sĩ khuyên chích 5 mũi ngừa bệnh dại và 3 mũi vắc xin uốn ván. Mẹ bạn cho biết tổng cộng tiền khám, thuốc và tiêm vắc xin gần 2 triệu đồng.
Hôm bạn đến khám, phòng bệnh có hơn 20 người cũng chờ được tư vấn vì bị chó, mèo cắn. Trong đó, có người chia sẻ con chó cắn họ đã chết. Họ phải từ tỉnh lên TP.HCM để tiêm huyết thanh.
Trong khi đó, cách đây 2 hôm, trong lúc lột tôm, chú V.T. (ba của T.P., lớp 12, TP Thủ Đức) bị mèo nhảy lên giành ăn. Chú bị mèo cắn chảy máu tay.
Ngay sau đó, chú lập tức rửa vết thương bằng xà bông dưới vòi nước sạch 15 phút. Hôm sau, chú tranh thủ đến bệnh viện để chích ngừa.
Vì con mèo cắn là mèo hoang, ngoài chích ngừa, chú phải tiêm thêm huyết thanh. Sơ sơ số tiền cho 5 đợt chích ngừa và 3 mũi huyết thanh gần 4 triệu đồng.
Bạn Quỳnh Như (sinh viên năm 2, Trường đại học Tài chánh-Marketing) chia sẻ bạn rất thích chó mèo. Nhà bạn đã có nuôi chó. Vì vậy, Như hay ghé uống cà phê ở những quán nuôi mèo.
Đến đây, bạn thường cưng nựng, đùa nghịch với các ẻm. Có khi, bạn đang ngồi nhâm nhi, các bé đến quấn quýt dưới chân. Lúc khác, các bé còn nhảy phóc lên người bạn. Vì biết các quán này có tiêm ngừa đàng hoàng cho các, bạn mới ẵm bồng.
Tuy nhiên dạo gần đây, khi nghe bệnh dại đang tăng, gia đình đã nhắc nhở bạn hạn chế tiếp xúc chó, mèo. Ngoài ra, lúc nghe có ca tử vong về bệnh dại, bạn cũng e ngại. Đã hơn 2 tháng nay, Như không ghé cà phê có các bé mèo nữa.
Mùa nắng nóng, dịch bệnh dại cũng đang gia tăng, cẩn thận khi tiếp xúc, đùa nghịch với chó, mèo vẫn hơn bạn nhé!
Trong lúc chờ được tiêm ngừa tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, ba của T.P. được nghe nhiều câu chuyện của các bệnh nhân khác.
Khi đi du lịch, một anh khoảng hơn 20 tuổi chẳng may bị khỉ giành giật đồ, cào trầy xướt tay. Một người gần đó đã nhanh trí quăng bịch snack để gây chú ý cho nó. Nhờ vậy, anh này mới thoát được cảnh bị khỉ tấn công.
Bệnh dại là bệnh do nhiễm virus cấp ở hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh lây từ động vật sang người bởi chất tiết. Trong chất tiết có chứa virus dại.
Thông thường, người mắc bệnh dại bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại.
Thời gian ủ bệnh dại có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí có khi đến cả năm. Thông thường, thời gian phát bệnh cho đến khi chết từ 1-7 ngày.
Hiện, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi người bệnh được xác định mắc bệnh dại thì tỉ lệ tử vong là 100%.
Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong là do nạn nhân không tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Hoặc nạn nhân tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.
- Tiêm ngừa vắc xin phòng dại đầy đủ, đúng thời hạn cho vật nuôi như chó, mèo, hamster… Ngoài ra, bạn không nên thả rông thú cưng, không cho nó tiếp xúc với thú hoang, chó, mèo lạ.
- Không đùa, nghịch, chọc phá động vật.
- Rửa vết thương với xà phòng dưới vòi nước sạch, chảy liên tục từ 10-15 phút.
- Sát trùng thêm vết thương bằng cồn hoặc muối iốt.
- Đến ngay cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
- Tuân thủ lịch chích vắc xin, huyết thanh và lắng nghe tư vấn. Đồng thời trong 10 ngày sau khi cắn, bạn cần theo dõi con vật gây tổn hại cho bạn tình hình sức khỏe ra sao. Nếu nó có triệu chứng bất thường như tru tréo, co giật…, bạn cần báo ngay với cơ sở y tế mà bạn đang điều trị.
Lưu ý: Khi bị động vật cắn, bạn tuyệt đối không áp dụng các phương pháp phản khoa học để làm lành vết thương. Chẳng hạn: rắc ớt bột, đắp lá thuốc/nhựa cây, chích lể, bôi lọ nghẹ, dầu gió… Bởi lẽ, việc này có thể gây nhiễm trùng vết thương và làm trễ thời gian tiêm vắc xin.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận