Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Từ nhỏ, Nguyễn Ngọc Phương Tâm (Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức) được gia đình định hướng chơi thể thao để nâng cao sức khỏe. Ba mẹ khuyên bạn chọn bóng bàn bởi bộ môn này ít chấn thương.
Phương Tâm cho biết, thời gian đầu, bạn không thích tập luyện. Đến giờ học bóng bàn, bạn trốn trong phòng không chịu đi. Nhưng sau nhiều lần tập luyện, bạn nhận ra vợt và bóng có khả năng xả stress cực cao.
Mỗi lần có chuyện buồn, cô bạn lại tìm đến phòng tập để giải tỏa căng thẳng. Dần dần bộ môn bóng bàn trở thành niềm đam mê.
Tính đến nay, Phương Tâm đã chơi bóng bàn được 10 năm. Bạn tham gia thi đấu và được chọn vào đội tuyển. Bạn gặp gỡ thêm nhiều bạn mới đồng thời cũng là những đối thủ. Điều này khiến Phương Tâm tự nhủ phải đánh hay hơn để giành huy chương.
Hồ sơ của Phương Tâm
* Học sinh lớp 12 chuyên Hóa.
* Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp quận và thành phố, các giải năng khiếu...
* Từ năm 2014 đến 2024 đạt tổng cộng 15 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 16 huy chương đồng các cấp.
Vì chơi để luyện sức khỏe, Tâm không quá đặt nặng về thời gian luyện tập. Bạn học thuộc bài trên lớp, sau tan học tập luyện 2 tiếng. Buổi tối bạn làm bài tập về nhà hoặc nghỉ ngơi.
Mỗi tuần Phương Tâm tập từ 3 - 4 buổi. Thời gian rảnh ở nhà bạn sẽ tập kỹ thuật, bài tập bổ trợ như nhảy dây, chạy bền..
Phương Tâm dường như không gặp chấn thương lúc tập luyện. Chỉ khi không khởi động kỹ, bạn thỉnh thoảng bị căng cơ, chuột rút.
Kỹ thuật khó chinh phục nhất với Phương Tâm chính là giao bóng. “Trong bóng bàn có nhiều loại xoáy của bóng nên mình phải tập luyện nhiều để thành thục các kiểu giao bóng và điều khiển được độ xoáy. Mình tập năm kiểu giao bóng, hai kiểu chính và ba kiểu phụ phòng khi muốn đột kích đối thủ. Mỗi một kiểu mới mình phải tập trong 6 tháng” - cô bạn tâm sự.
Khi thi đấu, Phương Tâm gặp nhiều đối thủ mạnh, có kỹ thuật và kiểm soát bóng rất tốt.
Phương Tâm cho biết: “Mình ấn tượng với một bạn bằng tuổi vì đã thuộc đội tuyển thành phố trong khi mình mới tập tành cầm vợt. Điều này khiến mình luôn luôn cố gắng mỗi ngày để xóa khoảng cách với bạn ấy”.
Việc khó khăn nhất trong lúc tập luyện là tính nhẫn nại. Thời gian đầu khi chuyển qua những kỹ thuật mới, bạn cảm thấy chán nản vì khó. Không chỉ thế, những lần thể hiện không tốt trong các trận đấu, cô bạn lại rơi vào trạng thái chẳng muốn làm gì.
Tuy nhiên, nhờ bạn thân động viên, cô bạn đã vực dậy và có động lực hơn. “Mình nghĩ khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng cần một người bạn đồng hành, cả hai sẽ thúc đẩy nhau luyện tập. Nếu được chúng mình có thể đặt ra những quy định như nếu ai bỏ một bữa tập sẽ đóng 30k”.
Cô bạn cho biết chúng mình đừng quá áp lực việc phải tập luyện và nên xem đây như một trò chơi giải trí cùng bạn bè. Thay vì lướt điện thoại, mình hãy tập thể dục và cùng nhau trò chuyện. Như vậy không chỉ vui mà còn tốt cho sức khỏe.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận