Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Những tuần gần đây, mỗi ngày bạn Thanh Vũ (lớp 12, Trường THPT Cái Bè, Tiền Giang) mất hơn 2 giờ để giải quyết bài tập về nhà. Do là năm cuối cấp nên khối lượng bài tập của bạn nhiều hơn các năm học trước.
Để không bị ảnh hưởng đến điểm số, Thanh Vũ luôn chủ động hoàn thành bài tập. Nếu còn dư thời gian, Vũ sẽ tự ôn tập thêm.
Bên cạnh các môn toán, lý, hóa... có bài tập trong tập vở, một số môn như giáo dục địa phương thường yêu cầu bài tập mang tính sản phẩm, môn ngữ văn và tiếng Anh cần có bài thuyết trình nhóm, môn sử có thể làm dự án, dựng clip...
Đó là số lượng bài tập của bạn Quốc Anh (lớp 11, Trường THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh) phải đối mặt. Tuy không bị quá tải nhưng đôi lúc Quốc Anh cũng có cảm giác thiếu thời gian.
Do học ban tự nhiên nên ngoài bài tập thông thường, Yến Phi (lớp 12, Trường THPT Bình Đông) còn nhận được các bài tập để rèn luyện tư duy như thuyết trình, làm sơ đồ...
Phi cho biết bạn cảm thấy khá chật vật bởi không đủ thời gian. Đôi khi, bạn buộc phải dùng cả giờ ra chơi ở lớp để làm bài. Có khi bạn mất hơn 3 giờ mới giải quyết hết bài tập.
Để vượt qua “cơn sóng” mang tên bài tập về nhà, teen đã chọn nhiều cách khác nhau. Do tập trung các môn tự nhiên, không ít lần bạn Thanh Vũ bỏ rơi các môn xã hội.
Sau đó Thanh Vũ nhận ra rằng “thiên vị” bài tập rất dễ bị lỗ hổng kiến thức, dẫn đến học lực không đều ở các môn, thậm chí một số môn sẽ bị điểm khống chế.
Tương tự như Thanh Vũ, bạn Yến Phi cũng "bỏ bê" môn hóa. Khi thầy gọi lên trả bài, bạn viết sai phương trình và bị thầy bắt chép phạt 20 lần.
Kể từ lần bị chép phạt đó, Yến Phi bắt đầu phân bổ thời gian đều cho các môn học.
Theo Yến Phi, nhiều bạn thường tập trung học mà quên dành thời gian giải trí. Khi căng thẳng, bạn sẽ dành khoảng 15 phút để nghe nhạc, đọc báo, chơi game... Sau đó, bạn học bài hiệu quả hơn.
Trong những ngày có khối lượng bài tập nhiều, cảm giác “ngán” sẽ càng cao. Bạn Quang Huy (lớp 12, Trường THPT Chợ Gạo, Tiền Giang) lập thời gian biểu và gạch đầu dòng những việc cần làm.
“Sau khi hoàn thành, mình sẽ gạch bỏ việc đó ra khỏi thời gian biểu. Nhờ vậy, mình có cảm giác đang làm việc hiệu quả, lượng deadline được đẩy lùi nên càng có động lực hoàn thành nốt các phần việc còn lại”, Huy chia sẻ.
Bạn Thanh Vũ cho biết đối với các môn tự nhiên, các bạn nên tranh thủ làm ngay tại lớp, sau khi giáo viên giảng bài xong. Lý do là vì kiến thức lúc này vẫn còn “nóng", mình sẽ làm nhanh hơn”. Khi về nhà, bạn chỉ cần tập trung cho các bài tập khó, cần đầu tư. Nhờ thế, bạn cảm thấy đỡ áp lực hơn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận