Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hơn một năm nay, bạn Tôn Nữ Gia Linh (lớp 10D4, Trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế) thường xuyên sử dụng trí tuệ nhân tạo để giải bài tập. Linh thường sử dụng ứng dụng Question AI làm bài tập Toán và Hóa. Cô bạn chỉ cần gõ hoặc chụp đề bài, ứng dụng sẽ nhận diện nội dung cần tìm, sau đó chỉ mất vài giây đã có kết quả kèm cách giải chi tiết.
Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hà My (lớp 12a3, Trường THPT Lương Văn Cù, An Giang) có hơn hai năm sử dụng trí tuệ nhân tạo cho học tập. My chia sẻ điểm số của bạn khá cao, nhưng tự bạn cảm thấy kiến thức của mình còn lỏng lẻo.
My bắt đầu sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo từ năm 2021, trong giai đoạn học trực tuyến vì COVID-19. Cô bạn thường sử dụng AI Chat để viết Văn.
Thay vì phải ngồi hàng giờ ôn bài, bạn chỉ cần lên ứng dụng, nhập các đề Văn cần giải, ứng dụng sẽ trả về kết quả đúng với yêu cầu đã đưa ra. Hàng ngày, My dành khoảng 30 phút vào ứng dụng để giải các bài tập được giao.
Tuy nhiên cô bạn cho biết, một số kiến thức của AI chưa chắc chắn, vì vậy ngoài việc sử dụng ứng dụng này, My còn tra và nghiên cứu trên Google để đảm bảo độ chính xác.
Bạn Nguyễn Thị Thanh Trúc (lớp 11, Trường THPT Trần Phú, quận Tân Phú) sử dụng app Poe để học tiếng Anh. Thay vì tra cứu từng trang về nội dung, ý tưởng bài Writing Task 2, cô bạn chỉ cần nhập yêu cầu vào app. App sẽ cho bạn những ý tưởng bao quát nhất, đồng thời có thể tùy chỉnh độ dài hoặc viết chi tiết hơn theo ý muốn.
Bên cạnh đó, Trúc còn áp dụng AI cho việc viết content. Cô bạn tham gia một dự án triết học, những lúc “bí” ý tưởng, Trúc sẽ lên “nhờ” app viết mẫu và tham khảo rồi chỉnh sửa theo ý mình. Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm được thời gian hơn.
Do sử dụng lâu dài, kiến thức và khả năng tự học của Gia Linh ngày càng giảm đi, phải sử dụng AI mới có thể hoàn thành bài tập. Nhận thấy bản thân quá phụ thuộc vào AI, Linh đã quyết định tự mình làm bài tập, tìm tòi, học lại các kiến thức thiếu hụt.
Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hà My sau hai năm sử dụng AI để học, các kiến thức cơ bản bạn cũng không thể nắm được, khả năng viết, trình bày bố cục trong bài văn thì mơ hồ. Nhận được lời khuyên từ bạn bè và thấy được tác hại của việc quá lạm dụng vào các ứng dụng AI, My đã quyết tâm tự học và tìm hiểu lại các lỗ hổng kiến thức.
Sau gần sáu tháng miệt mài, giờ đây cô bạn có thể tự tin làm các bài tập được giao, bạn chỉ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tìm phương pháp giải bài tập nhanh và thuận tiện nhất.
Không phải bất kỳ ai khi sử dụng trí tuệ nhân tạo vào việc học thường xuyên cũng gây ra tình trạng lạm dụng và phụ thuộc. Bạn Nguyễn Thị Bích Tuyền (lớp 10A7, trường THPT An Thới, Kiên Giang) đã sử dụng AI giúp bản thân có thêm nhiều kiến thức.
Cụ thể, Tuyền thường sử dụng các phương pháp của thầy cô để giải bài tập, song song đó bạn còn lên mạng tìm thêm các cách làm mới dễ hiểu, ngắn gọn hơn. Việc này giúp bạn biết thêm nhiều phương thức, tiết kiệm thời gian cho các bài kiểm tra.
Ngoài ra Tuyền còn sử dụng Chat GPT để học tiếng Anh, kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, khắc phục những lỗi sai của mình.
Trần Di Bảo (sinh viên năm hai, Trường ĐH Việt Đức, Bình Dương) chia sẻ: “Mình sử dụng app AI Engnovate để kiểm tra và tự chấm điểm IELTS. Bản thân chỉ sử dụng trí tuệ nhân tạo khi học tiếng Anh, nó giúp kiểm tra trình độ writing, speaking của mình tới đâu, chỉ ra các phương pháp để khắc phục và sửa lỗi sai. Mình cũng có sử dụng Chat GPT nhưng chỉ để tham khảo vì mức độ tin cậy chỉ đạt từ 60 - 70% thôi”.
“Tốt nhất các em nên cố gắng giải bài trước và sử dụng app có tích hợp AI để dò lại kết quả hoặc tham khảo thêm các cách giải khác. Sẽ tốt hơn việc các em chưa dành thời gian suy nghĩ để giải bài mà chỉ xem lời giải, lâu dần sẽ không phát triển tư duy”.
Cô Phạm Thị Thanh Tâm (giáo viên toán, Trường THPT Trần Phú, quận Tân Phú)
“Các em có thể coi AI như một kênh tham khảo. Nhưng cũng như các nguồn tham khảo khác, AI có nhiều thông tin chưa đủ độ tin cậy. Các em cần tham chiếu nhiều kênh để chọn lọc và sử dụng nguồn tham khảo hợp lý, phù hợp. Việc lạm dụng bất cứ cái gì cũng không tốt. Vì thế, các em nên chủ động tăng cường khả năng tư duy, suy luận, tổng hợp... Như thế, các em mới nâng cao được năng lực tiếp nhận tri thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Cô Nguyễn Thị Tường Vi (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận