Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này

Thứ bảy, 30/12/2023 11:00 (GMT+7)

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra nhiều cánh cửa mới trong ngành giáo dục, giúp học trò thuận lợi hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

ChatGPT-3.5/ GPT-4: Gia sư online cá nhân

ChatGPT-3.5 và ChatGPT-4 là những công cụ tổng hợp nhiều nguồn kiến thức để hỗ trợ người dùng trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Không chỉ giúp người dùng giải đáp những câu hỏi mà công cụ còn đưa ra hướng giải quyết cho bài nghiên cứu, trả lời những câu hỏi phức tạp, thậm chí viết code. ChatGPT có thể quét các tài nguyên rộng lớn bao gồm: tạp chí, ấn phẩm, website thương mại, Wikipedia…

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 1.

Giao diện màn hình trò chuyện của ChatGPT - Ảnh: ChatGPT

ChatGPT-3.5 có dữ liệu khá đầy đủ, chỉ cần đăng nhập và hỏi những vấn đề cần giải đáp. Tuy nhiên, GPT 3.5 có xu hướng lạc đề hoặc không tuân theo hướng dẫn bạn muốn tiến hành trong quá trình trò chuyện. Người dùng dễ bị lạc đường trong bể thông tin nếu không kiểm chứng.

Đến với phiên bản 4, đây là phiên bản hoàn thiện hơn và những nguồn kiến thức cũng được cập nhật đầy đủ hơn. Để sử dụng phiên bản này, người dùng phải trả phí.

Nếu GPT-3.5 chỉ có thể đặt câu hỏi bằng văn bản thì GPT-4 đa phương thức hơn. GPT-4 có thể chấp nhận input bằng văn bản và hình ảnh. Từ một hình ảnh của một bài toán viết tay, GPT-4 có thể hiểu và mô tả trực quan hầu hết mọi hình ảnh.

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 4.

Phiên bản Chat GPT – 4 có thể input bằng hình ảnh - Ảnh: CHATGPT

So với 3.5 thì phiên bản 4 tính thực tế của những thông tin phản hồi sẽ cao hơn và nguồn dữ liệu sẽ được cập nhật đầy đủ hơn. GPT 3.5 bị giới hạn ở thông tin trước tháng 6 -2021, nhưng GPT-4 đã được đào tạo về dữ liệu cho đến tháng 9- 2021.

Dù đã được nâng cấp và trả phí để hoạt động nhưng nội dung các câu trả lời của ChatGPT không phải lúc nào cũng đúng.

Thời gian phản hồi của phiên bản này vẫn còn chậm và không hiểu rõ hết diễn đạt của người dung do rào cản về ngôn ngữ.

Đây là một ứng dụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lượng nhưng đây vẫn là một ứng dụng hỗ trợ và người dùng phải kiểm chứng lại những thông tin mà ứng dụng cung cấp.

Bard: Chatbot AI thông minh của Google

Google đã nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và đã gia nhập bằng cách tung ra Bard Google với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Với ứng dụng này, Bard sẽ được cải thiện hơn cũng như loại bỏ hạn chế về việc dữ liệu sẽ bị giới hạn trong khoảng thời gian cụ thể.

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 5.

Bard tích hợp kho dữ liệu khổng lồ từ ông lớn Google - Ảnh: GOOGLE BRAD

Tương tự như ChatGPT, Brad cũng giúp người dùng tìm kiếm thông tin, dịch ngôn ngữ, viết các loại nội dung sáng tạo khác nhau, dự đoán và phân tích dữ liệu với hơn 100 ngôn ngữ.

Bard có thể tìm kiếm thông tin trên web và đưa ra kết quả cho các câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và toàn diện.

Khi vừa ra mắt, rất nhiều ý kiến so sánh giữa Brad và ChatGPT. Với ứng dụng miễn phí hoàn toàn, Bard vượt trội hơn ChatGPT về mặt xử lý dữ liệu đầu vào là âm thanh, hình ảnh và tính chính xác hơn trong nội dung.

Ví dụ người dùng đặt ra câu hỏi "Dân số Việt Nam hiện đang là bao nhiêu", Bard có thể trả lời chính xác là khoảng 99.907.255 người (tính đến ngày 15/10/2023). Trong khi đó, ChatGPT chỉ có thể ước lượng số liệu tới cuối năm 2021 với khoảng 98,7 triệu người.

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 6.

Giao diện cuộc trò chuyện của Bard AI - Ảnh: Bard AI

Vì nhà sản xuất của Bard là Google nên điểm cộng cho ứng dụng này chính là có thể truy cập toàn bộ hệ thống của mạng internet. Vì thế, những nội dung mà Brad đem lại sẽ có độ chính xác cao hơn so với ChatGPT.

Bên cạnh đó, những thông tin mới nhất của ChatGPT phải trả phí thì mới được cập nhất thì Bard có thể cập nhật sự kiện mới nhất và nhanh nhất, cũng như tìm kiếm dữ liệu cũ chính xác nhất. Giá trị thông tin tại Bard cũng không hề bị giới hạn bởi thời gian.

Tuy nhiên, hạn chế của ứng dụng này chính là không loại bỏ được những nguồn thông tin không đáng tin cậy. Kho dữ liệu của Google là vô hạn, Brad không thể phân loại và cung cấp cho người dùng chính xác 100%. 

BingAI - công cụ tìm kiếm thông minh của Microsoft.

BingAI là công cụ tìm kiếm kết hợp với trí tuệ nhân tạo được nghiên cứu và phát hành bởi Microsoft. Cũng giống như hai ứng dụng trước, công cụ này có thể trả lời tất cả các câu hỏi phức tạp, tạo nội dung sáng tạo và tương tác với người dùng giống như một chatbot.

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 7.

Giao diện bắt mắt của Bing AI - Ảnh: MICROSOFT

Cả ChatGPT và Bing AI đều sử dụng các mô hình ngôn ngữ GPT nhưng đây lại là hai nền tảng khác nhau. Những câu trả lời của ChatGPT phản hồi khô cứng và có phần không đúng ngữ pháp, còn với BingAI thì ngôn ngữ tự nhiên và mượt mà hơn.

Đối với Bing AI, khi người dùng đặt câu hỏi thì mọi giải đáp sẽ được trích nguồn cụ thể. Những trình bày của Bing AI được liệt kê như một tài liệu nghiên cứu khoa học. Điểm này giúp người dung có thể chủ động tìm hiểu những nguồn thông tin mà Bing phản hồi.

Học siêu hơn với những 'gia sư' trí tuệ nhân tạo (AI) này - Ảnh 8.

Bing AI trích dẫn nguồn thông tin cụ thể để người dùng có thể kiểm chứng - Ảnh: MICROSOFT

Điểm nổi bật của Bing AI khiến ứng dụng này khác với hai ứng dụng trên chính là tích hợp được đa thiết bị. Công cụ này được tích hợp sẵn trên Bing, Microsoft Edge, Bing app và ngay cả trên Skype. Bên cạnh đó, Bing AI còn có khả năng điều hướng người dùng đến với thông tin tiếp theo thay vì phải đặt thêm câu hỏi giống ChatGPT hiện tại.

Tuy nhiên, Bing AI có những chính sách bảo mật khá nghiêm ngặt nên hạn chế tính linh hoạt của ứng dụng. Cuộc trò chuyện của bạn sẽ kết thúc nếu vi phạm nguyên tắc, hoặc bạn phải tạo chủ đề mới sau mỗi 15 tin nhắn.

Lựa chọn trí tuệ nhân tạo (AI) nào?

ChatGPT, Bing AI và Bard AI đều là những công nghệ AI tiên tiến, thông minh. Người dùng cũng có thể sử dụng kết hợp cả ba để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tùy vào mục đích của từng nội dung mà lựa chọn nền tảng phù hợp. Sử dụng ChatGPT khi cần triển khai những ý tưởng sáng tạo, sử dụng Bing AI khi tra cứu các thông tin chính xác, đáng tin cậy từ thế giới thực, sử dụng Brad khi cần một chatbox đa năng, có thể trả lời các câu hỏi một cách thông minh và chi tiết.

Nhưng người dùng cần nhận thức được rằng các công cụ trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ hỗ trợ để chúng ta hoàn thiện và tăng năng suất làm việc. Những công cụ AI không thể thay thế con người. Vì thế, hãy là người dùng thông minh và chọn lọc những thông tin chính xác để đưa vào bài làm.


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: