Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hỏi: Khi ngộ độc thực phẩm, chúng ta thường quy tội cho món ăn gần nhất, có đúng không?
Đáp: Hung thủ gây ngộ độc thực phẩm thường là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng. Theo đó, thời gian ủ bệnh của các ca ngộ độc thực phẩm từ 20 phút đến vài ngày, thậm chí vài tuần.
Do vậy, việc buộc tội cho món ăn gần nhất chưa hẳn chính xác. Dù thế, những món ăn trong 12 đến 48 giờ đáng đưa vào diện “tình nghi” hơn cả. Món nào mà nhiều người cùng ăn và cùng bị ngộ độc thì đó là thủ phạm.
Hỏi: Để tránh ngộ độc thực phẩm thì cứ tránh món ăn ôi thiu?
Đáp: Đây là cái bẫy mà ngộ độc thực phẩm thường giăng ra với người dùng. Thực phẩm ôi thiu, hỏng là tác phẩm của loại “vi khuẩn làm hỏng thực phẩm”... Trong khi đám còn lại thường “quỷ quyệt” hơn, chúng không làm biến đổi màu, mùi, vị... của thức ăn, thậm chí trông có vẻ ngon lành, bắt mắt hơn bình thường. Nói vậy nhưng kỹ năng nhận biết vẫn là cách “phòng thân” số một với làn sóng ngộ độc thực phẩm hiện nay.
Hỏi: Nhận biết thực phẩm ôi thiu bằng cách nào?
Đáp: Chân dung một món ăn hỏng thường là: mùi (thối, chua, tanh khác thường), màu (khác màu gốc), kết cấu (nhớt dính, mềm nhũn), vị (chua, đắng khác thường). Nấm mốc rất khoái phối màu món ăn (xanh, trắng, vàng, xám).
Ngoài ra, bao bì phồng, rách, thủng... cũng là chỉ điểm món ăn có vấn đề. Không phải món ăn mặt mũi xấu xí nào cũng đều gây ngộ độc, nhưng nếu thấy không ổn thì nên vứt sọt rác cho chắc ăn.
Hỏi: Những ca bị ngộ độc toàn với món thơm ngon, đâu có ai ăn đồ hỏng, thối?
Đáp: Đầu bếp hàng quán thừa mánh khóe make up cho món ăn bằng gia vị, màu thực phẩm... Từ đó, vô hiệu hóa con mắt cảnh giác của thực khách. Cũng lắm khi họ không biết món của mình đã bị hư hỏng. Ở đây, cần nhắc lại mánh “ném đá giấu tay” của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như đã nói ở trên.
Hỏi: Có danh sách các món ăn nguy cơ mà chúng ta cần “tránh voi chẳng hổ mặt nào”?
Đáp: Thực phẩm bị “hạ độc” mọi ngả, từ bảo quản, chế biến đến vận chuyển. Có nghĩa là mọi thực phẩm đều có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm.
Tuy vậy, xét thành tích thì người ta đưa ra top các món rủi ro cao, thường dưới dạng ăn sống hoặc nấu chưa chín kỹ, gồm hải sản và sushi, sashimi, hàu sống, thịt gia cầm, trứng (lòng đào, ốp-la, cà phê trứng, mayonnaise), sữa và sản phẩm chưa tiệt trùng, rau quả (giá đỗ, rau mầm), xúc xích, thịt nguội, hạt nhiễm nấm.
Hỏi: Ngộ độc thực phẩm có gây chết người không? Tại sao?
Đáp: Hầu hết ngộ độc thực phẩm nhẹ, diễn biến trong 48 giờ. Có thể điều trị đơn giản bằng cách: uống nhiều nước, thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, ăn nhẹ, men vi sinh, thuốc cầm tiêu chảy nếu cần...
Tuy vậy, cũng có không ít ca biến chứng nặng. Tiêu chảy, mất nước là đôi “song sát” số một. Thế nhưng, ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều đòn chết người (rối loạn điện giải suy gan/thận, nhiễm trùng huyết, ngộ độc thần kinh, viêm não/màng não).
Tình trạng lành hay dữ của một ca ngộ độc thực phẩm tùy vào uy lực của loại vi khuẩn, virus, độc tố cùng sức chống chịu của người mắc.
Hỏi: Dấu hiệu nào cho biết loại ngộ độc thực phẩm phải vào viện ngay?
Đáp: Một ca ngộ độc thực phẩm bất ổn là mất nước nặng (khô miệng, khát nước, tiểu ít, tiểu màu sẫm, chóng mặt), sốt cao, phân có máu, nhìn mờ, khó nuốt, lú lẫn, yếu cơ,... Lúc này, cần tức tốc vào viện ngay.
Hỏi: Món ăn mang về cũng là thủ phạm ngộ độc thực phẩm?
Đáp: Nhiều nạn nhân cảnh giác cao với hàng quán nhưng rốt cuộc lại dính ngộ độc thực phẩm với món đặt online, mua về.
Ngoài việc order trúng ngay món mang về “có chuyện” thì có khi khâu xử lý tiếp theo của chúng ta lại làm hại mình. Đối phó với món mang về trước khi ăn gần giống cách thức bảo quản thực phẩm chung tránh ngộ độc.
Hỏi: Bảo quản đồ ăn thức uống thế nào để tránh ngộ độc?
Đáp: Việc bảo quản thức ăn cơ bản xoay quanh danger zone, tức không để thức ăn lọt vào vùng nhiệt độ từ 4 - 60°C. Đây là vùng nhiệt dễ kích động vi khuẩn sinh sôi, biến món ăn lành thành dữ.
Theo đó, kỹ thuật giữ gìn thức ăn thường là bảo quản lạnh (cho thực phẩm vào tủ lạnh càng nhanh càng tốt, ở nhiệt độ dưới 4°C hoặc ở ngăn đá), hoặc bảo quản nóng (giữ thức ăn trên 60°C đến khi bắt đầu ăn, không ăn món để ngoài nhiệt độ phòng quá 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ môi trường trên 32°C). Hâm nóng lại thức ăn từ 74°C trở lên. Không nên giữ lại món ăn quá 4 ngày dù hâm đi hâm lại.
Sự an toàn khi ăn uống xa nhà gần như dựa vào may rủi. Tuy vậy, vẫn có cách tự cứu. Trước hết vận dụng tối đa kỹ năng nhận diện như đã nói, đừng quên thận trọng cả với bộ gia vị trên bàn quán ăn.
Tiếp theo là “kỹ thuật điều tra” qua quan sát, hỏi thăm (thành phần, nguyên liệu, sống, chín của món ăn) từ nhân viên, đầu bếp (nếu được).
Tinh mắt cả vấn đề vệ sinh quán, bát đũa sạch sẽ, chuột, gián, sức khỏe và bàn tay của người chế biến, người bưng bê. Thông thường, nếu có cơ hội nhìn thấy gian bếp của quán ăn là bạn phần nào đánh giá được rồi.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận