Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Những buổi họp mặt gia đình bạn Nguyên Phương (ngồi, bìa phải) hay được nghe bà nội (đội nón len) kể chuyện về ông -Ảnh: NVCC
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, bạn tự hào chia sẻ với Mực Tím câu chuyện về ông của mình:
Ông mình là Đỗ Vĩnh Long, từng làm chiến sĩ thuộc Trung đoàn 246, còn được gọi là Đoàn Tân Trào. Đơn vị ông có nhiệm vụ đặc biệt, bảo vệ Trung ương Đảng và Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhờ vậy, ông đã vinh dự được gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần.
Ông cũng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Ông kể, 16 tuổi đã bắt đầu làm giao liên, truyền tin cho bộ đội và du kích. Sau đó được đào tạo thành quân chính quy, nhận nhiệm vụ làm cảnh vệ tại Việt Bắc. Có lần, đơn vị ông nhận thông báo có Bác Hồ đến thăm. Mọi người ai cũng chuẩn bị tươm tất. Đặc biệt ông làm nhiệm vụ cảnh vệ càng phải nghiêm trang.
Hôm ấy mưa rừng vừa dứt, muỗi nhiều vô kể. Dù đứng nghiêm nghe Bác nói chuyện nhưng ông bị muỗi đốt rất ngứa, không kìm được phải co chân lên gãi. Bác Hồ nhìn thấy, nhẹ nhàng vỗ vai ông và hỏi: “Chú bị muỗi đốt à?”. Rồi Bác lấy trong túi lọ cao, đưa cho ông: “Chú cầm lấy mà dùng, cao này có thể xua được muỗi”.
Chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng ông luôn nhớ mãi vì sự gần gũi, ấm áp của Bác.
Chân dung cụ Đỗ Vĩnh Long khi tham gia kháng chiến - Ảnh: NVCC
Không chỉ là một chiến sĩ, ông còn có tinh thần hiếu học, dù đời sống lúc ấy nhiều khó khăn nhưng ông vẫn tự học mỗi ngày.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông nhận thêm nhiệm vụ lên Tây Bắc diệt thổ phỉ, giữ bình yên cho đồng bào.
Trong khoảng thời gian ấy, ông tự tìm hiểu thêm về y học, hướng dẫn người đồng bào sử dụng thuốc tây. Ở vùng cao khi đó những căn bệnh như sốt rét, tả, kiết lỵ thường xuyên đe dọa tính mạng người dân.
Ông vừa làm chiến sĩ, vừa chữa bệnh cứu người. Năm 1960, khi ông về lại quê nhà Hải Phòng, có một người chú trung niên từ Thái Nguyên tìm đến nhà xin được gặp ông chỉ để nói lời cảm ơn vì ông đã từng cứu sống con trai chú ấy khỏi bệnh kiết lỵ.
Trong chiếc tủ gỗ của mình, có một ngăn ông dành riêng để cất giữ các huân chương, huy chương và bằng khen. Thỉnh thoảng ông lấy ra lau chùi cẩn thận, rồi giải thích từng cái cho các cháu cùng nghe. Ông nói đó không chỉ là phần thưởng cá nhân mà còn là dấu ấn cho thời đấu tranh hào hùng.
Các huy chương của ông vẫn được gia đình lưu giữ cẩn thận - Ảnh: NVCC
Trên người ông vẫn còn 2 viên đạn tại nách trái và đùi phải do chiến tranh để lại. Lúc vừa bị thương, do không đủ điều kiện y tế nên chẳng thể mổ lấy đạn ra ngay. Đến khi hòa bình, mọi thứ ổn định hơn, sức khỏe ông lại không cho phép, nên 2 viên đạn vẫn theo ông suốt mấy chục năm sau.
Những lúc trái gió khiến chỗ nách và đùi đau nhức nhiều hơn, ông vẫn hay nói đùa rằng đó là “kỷ niệm thanh xuân”, nhắc nhớ ông về những ngày tháng tuổi trẻ, một lòng bảo vệ đất nước.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận