Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đã khi nào bạn thắc mắc vì sao thực vật có nhiều điểm thua kém con người và các loài động vật khác (như không có ngôn ngữ, không thể cử động) nhưng chúng vẫn có sức sống vô cùng mãnh liệt? Tất cả nhờ vào những khả năng đặc biệt. Những khả năng này giúp thực vật có thể giao tiếp với nhau theo một cách rất riêng, đồng thời phát triển thành cộng đồng rộng lớn.
Tại sao cây trái trong vườn thường chín cùng một lúc mặc dù không hề “nhìn” thấy hay “ngửi” thấy nhau?
Những trái chín đầu tiên trong vườn sẽ phát ra mùi hương có chứa chất ethylene. Mùi hương này lan tỏa trong không khí sẽ giúp những quả còn xanh chín nhanh hơn. Và kết quả là những quả ra hoa cùng lúc sẽ chín gần nhau.
Mùi hương phát ra từ hoa và quả còn thu hút côn trùng có lợi và chim chóc, giúp phát tán phấn hoa và hạt quả từ nơi này sang nơi khác. Đó là lí do vì sao dù thực vật không thể di chuyển nhưng “con cháu” của chúng vẫn có mặt ở nhiều vùng miền khác nhau.
Mặc dù không thể nói được như chúng ta, nhưng các loại cây sống trong rừng rậm vẫn có thể trao đổi thông tin thông qua hệ thống rễ cây chằng chịt dưới lòng đất.
Những cây lớn có thể trao đổi nước và chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình sinh trưởng của cây con cho đến khi chúng đủ lớn để nhận được ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, những cây xanh lá quanh năm có thể chia sẻ chất dinh dưỡng với những cây rụng lá vào mùa đông, giúp chúng tồn tại qua mùa lạnh giá. Ngược lại, những cây này sẽ trả lại chất dinh dưỡng vào những tháng hè oi bức, khi cây xanh lá mất nhiều nước trong quá trình quang hợp như một sự hỗ trợ lẫn nhau.
Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thí nghiệm với loài cây mắc cỡ bằng cách thả rơi tự do các cành cây cách khoảng 15cm. Kết quả, lá cây mắc cỡ co lại như thường thấy. Tuy nhiên, ở lần thứ 4 hay thứ 5, một số lá bắt đầu không co lại nữa vì chúng biết được rằng hành động này là vô hại.
Sau đó, các cành cây được di chuyển theo chiều ngang. Lá cây lại “mắc cỡ” và co lại như trước. Nhưng thật bất ngờ, khi để rơi các cành này ở khoảng cách 15cm lần nữa, lá cây vẫn không co lại. Hiệu ứng này có thể kéo dài đến vài tuần. Đây chính là trí nhớ ngắn hạn của cây đó bạn!
Dự án Công tắc Khoa học được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận