Để có tiết mục văn nghệ hoàn hảo, thử áp dụng bí quyết 5C này!

avatar NGUYỄN TÚ

Thứ bảy, 18/11/2023 14:45 (GMT+7)

Thời điểm cuối năm, teen các trường lại tất bật dàn dựng các tiết mục văn nghệ. Những bí kíp dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đỡ đau đầu

Bí quyết từ tiết mục gây bão Việt Sử kiêu hùng

Những ngày gần đây, cư dân mạng tiếp tục nhắc lại tiết mục nhảy flashmob Việt Sử kiêu hùng  của các bạn học sinh Trường THPT Trưng Vương (quận 1). Nhiều người khen tiết mục văn nghệm này được dàn dựng công phu, ấn tượng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đặc biệt, cộng đồng mạng dành lời khen cho biên đạo.

Là người biên đạo cho tiết mục, bạn Lê Nguyễn Bảo Ngọc (sinh viên Trường đại học FPT) và Bùi Nguyễn Việt Khuê (sinh viên Trường đại học Kiến trúc TP.HCM) đã dành nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu, xây dựng bài. Ngoài ra, tiết mục còn có sự cộng hưởng rất lớn từ thầy cô và các bạn tham gia luyện tập.

Để có tiết mục văn nghệ hoàn hảo, thử áp dụng bí quyết 5C này!- Ảnh 1.

Tiết mục nhảy flashmob Việt Sử kiêu hùng của lớp10A15 của Trường THPT Trưng Vương (quận 1) - ẢNH: LỚP 10A15 CUNG CẤP.

Tùy theo thời điểm mà các bạn lựa chọn ai sẽ diễn và diễn gì. Lúc tiết mục vào chung kết, các bạn chọn ít người diễn hơn. Đây là những bạn có năng khiếu, có thế mạnh phù hợp với từng vị trí...Điều này sẽ giúp các bạn đỡ mất thời gian, công sức khi tập luyện.

Đồng thời, cả lớp tận dụng sân tập ở trường hoặc không gian miễn phí tại Thảo Cầm Viên.

Trước ngày diễn, cả lớp quyết định thuê phòng tập có gương. Khi nhảy múa, các bạn sẽ có thể nhìn được động tác của mình trong gương xem đã uyển chuyển chưa, cần chỉnh sửa ra sao.

'5C' để có tiết mục văn nghệ hoàn hảo

Đây là vài lưu ý của diễn viên kịch - nghệ sĩ múa Lê Thu Hiền (Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen) trong việc xây dựng những tiết mục văn nghệ ấn tượng.

Để có tiết mục văn nghệ hoàn hảo, thử áp dụng bí quyết 5C này!- Ảnh 3.

Các bạn Trường THCS Tân Tạo (quận Bình Tân) mặc áo bà ba diễn văn nghệ trong thật đáng yêu - ẢNH: CTV.

Cần nắm rõ, bám sát chủ đề muốn truyền tải để xây dựng tiết mục phù hợp.


Chia sẻ ý tưởng với biên đạo hoặc người đảm đương nội dung để họ hình dung đúng điều mà bạn muốn truyền tải qua tiết mục. Chia sẻ càng cụ thể càng tốt, từ nhạc nền , truyền thống hay hiện đại, số lượng người tham gia…


Chọn những bạn có năng khiếu bởi các bạn sẽ bắt bài nhanh. Lớp sẽ đỡ mất thời gian, công sức tập luyện và cả chi phí.


Cảm xúc rất cần cho một tiết mục. Để "nuôi" cảm xúc, nên nghe nhạc, tập luyện nhiều lần. Lúc tập lời thoại, các bạn tham gia nên ngồi xung quanh nhau, đọc, nói to lời thoại như lúc diễn thật. Cách này giúp các bạn nhớ thoại nhanh và cả phần nội dung của bạn diễn.


Cầu toàn quá chưa hẳn đã hay. Trong kinh phí hạn hẹp, bạn cần tận dụng trang phục, đạo cụ, nhân lực… sẵn có. Bạn đừng quá đòi hỏi mỗi người đều phải làm tốt. 


Nếu bạn làm tốt hơn, bạn nên tiết chế cảm xúc, giảm cái tôi của bản thân để hòa hợp cùng mọi người. Một tiết mục hay cần có sự hợp tác, thống nhất nhịp nhàng của cả tập thể!


Ngoài ra, chị Thu Hiền còn nhắn thêm để tiết mục có điểm nhấn, gây ấn tượng với người xem, bạn có thể thêm vào các yếu tố văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc. Cũng nên ghi nhớ, trang phục phản cảm, không phù hợp sẽ dễ bị trừ điểm. 


Đang diễn văn nghệ tự dưng quên bài thì sao?

Diễn viên trong các tiết mục văn nghệ đều là dân không chuyên, chưa quen với ánh đèn sân khấu, diễn trước khán giả đông đúc… Cho nên, chuyện bạn căng thẳng dẫn đến quên bài, mất nhịp, không nhớ thoại cũng bình thường mà!

Để có tiết mục văn nghệ hoàn hảo, thử áp dụng bí quyết 5C này!- Ảnh 4.

Lúc diễn tết mục văn nghệ Việt Sử kiêu hùng, một số bạn lớp 10A15 cũng quên bài, sai nhịp, làm rớt đạo cụ... nhưng các bạn bình tĩnh lướt qua, diễn tiếp - ẢNH: LỚP 10A15 CUNG CẤP.

Tiết mục Việt Sử kiêu hùng nhìn mãn nhãn như thế song cũng có nhiều lỗi nha! Lúc diễn, có bạn run quá nên làm rớt đạo cụ, bạn khác đánh trống lạc nhịp, biểu diễn võ thuật chưa đẹp mắt… Tuy nhiên, các bạn lờ đi, cứ diễn tiếp phần của mình. Như vậy, tiết mục sẽ không bị gián đoạn.

Chị Thu Hiền chia sẻ thêm để khắc phục chuyện này, các bạn cần tập luyện kỹ càng. Lúc lên sâu khấu, bạn diễn quên thoại, bạn có thể nhắc kiểu: "Quyển bài tập này bạn định gửi mình phải không?". Hoặc bạn hít thở thật sâu, lấy lại bình tĩnh và bắt bài, tiếp nối cảm xúc diễn tiếp thôi.

Học sinh diễn văn nghệ vui là chính. Đừng quá quan trọng những sự cố nhỏ này nha!

Kinh phí cho tiết mục văn nghệ cũng quan trọng

Tiền ít mà cái gì cũng muốn, khó nha! Do đó, các bạn cần bàn bạc, ghi rõ ra những khoản cần phải chi, như: trả tiền biên đạo, thuê trang phục, sân bãi, ăn uống khi tập…

Sau đó, cả nhóm sẽ bắt đầu chắc lọc nào phần nào đáng chi nhất, chi khoảng bao nhiêu và loại trừ những phần không cần thiết.

Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách:

- Chọn những bạn có năng khiếu biểu diễn và phân công phù hợp vị trí, vai trò.

- Tận dụng những thứ sẵn có như đạo cụ, trang phục… và có thể dùng lại nhiều lần.

-Tập trong trường, công viên, nhà thành viên trong lớp để đỡ tốn tiền thuê sân bãi.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM)

    - Năm thành lập: 1917

    - Địa chỉ: 3A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1

    Điểm chuẩn các năm học:

    - Năm học 2022 - 2023: 21 (NV1); 21.5 (NV2); 22 (NV3)

    - Năm học 2023 - 2024: 21.5 (NV1), 21.75 (NV2); 22 (NV3)

    Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10:

    Năm học 2024 - 2025: 675 (15 lớp)

    Xem thêm

    Đáp án: