Để làn da, cơ thể khỏe mạnh trong mùa lạnh

Thứ bảy, 04/01/2025 19:06 (GMT+7)

Cuối năm thời tiết trở lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường trong một ngày. Không chỉ hệ hô hấp, làn da, đôi môi cũng bị ảnh hưởng trong mùa lạnh.

Để làn da, cơ thể khỏe mạnh trong mùa lạnh- Ảnh 1.

Minh họa do AI thực hiện

Chống khô da mùa lạnh

Da khô tuổi teen thường là nạn nhân của “combo”: không khí lạnh + độ ẩm thấp + lỗi sinh hoạt + chăm sóc da sai. Bởi thế, phòng chống khô da mùa lạnh chủ yếu gỡ từng lỗi.

* Ổn định độ ẩm cho da:

* Dùng kem dưỡng ẩm, nhất là sau khi tắm. Tắm làm trôi chất nhờn giữ ẩm, do đó bôi ngay kem dưỡng lúc da còn ướt là hiệu quả nhất. Nên chọn các sản phẩm không cồn, ít hóa chất, ưu tiên glycerin, ceramide hoặc hyaluronic acid.

* Bạn có thể tận dụng kho dưỡng ẩm khổng lồ từ tự nhiên như: mật ong + sữa chua, bơ + dầu dừa, dầu ô liu, lô hội.

* Tắm thời thế: Không tắm quá lâu, đặc biệt với nước nóng, nếu cần với sữa tắm nhẹ, độ pH cân bằng.

* Ăn uống thân thiện: Uống đủ nước, tối thiểu 1.5-2 lít/ngày, omega-3 (cá hồi, quả óc chó), vitamin E (hạt hướng dương, dầu ô liu) và vitamin C (cam, quýt).

* Tạo môi trường ẩm: Đặt thau nước, máy tạo ẩm, hạn chế và che chắn (trang phục, khăn quàng, khẩu trang) vùng da hở khỏi không khí và gió lạnh.

Khắc phục môi nứt, rướm máu

Thực ra môi khô là một bệnh nằm trong “gói” thiệt hại của da, nên kế hoạch chăm sóc môi cũng tương tự da, cộng thêm vài mục riêng.

* Dưỡng ẩm môi: Dưỡng da tốt thì môi cũng được hưởng lây, nhưng cần thêm son dưỡng (lanolin, shea butter, jojoba), chú ý độ chống nắng (SPF) phù hợp. Những sản phẩm cây nhà lá vườn như mật ong, dầu dừa, dầu ô liu... có thể dùng tốt cho môi.

* Tẩy tế bào chết: Đường nâu + mật ong...

* Thói quen thức thời: Không liếm môi, bóc da tróc trên môi.

* Dưỡng chất cho môi: Vitamin B2 (sữa, trứng, rau lá xanh...), vitamin E (các loại hạt, dầu thực vật, bơ...).

* Phòng tuyến bảo vệ môi: Khẩu trang, tạo ẩm phòng ở...

Tăng đề kháng chống cảm lạnh

Ẩn sâu bên trong nhưng sức đề kháng cũng dễ gặp rủi ro vào mùa lạnh, dễ thấy nhất là cảm lạnh.

* Dinh dưỡng tăng đề kháng: Tăng cường vitamin C (cam, quýt, bưởi, ổi), vitamin D (cá hồi, lòng đỏ trứng), kẽm (thịt, hải sản, hạt bí, hạt chia), probiotics (sữa chua, kim chi, miso), uống đủ nước.

* Thông đường hô hấp bằng uống nước ấm pha mật ong + chanh, trà gừng nóng, xông hơi tinh dầu (bạc hà, sả).

* Sinh hoạt điều độ có thể tiếp sức miễn dịch bằng cách thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, chống stress, giữ ấm.

* Phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần người bệnh.

* Tiêm phòng cúm.

Chiến thắng cơn buồn ngủ mùa lạnh

Không khí lạnh còn có khả năng ru ngủ (giảm nhiệt, tăng melatonin), dẫn đến làm biếng. Để phòng ngừa, bạn cần:

* Bổ sung ánh sáng tự nhiên (tắm nắng 5-30 phút/ngày, mở cửa sổ, nhờ thêm ánh sáng nhân tạo như đèn ánh sáng trắng).

* Điều chỉnh sinh hoạt bằng cách tăng cường thể dục, thể thao hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào.

* Ngủ đúng giờ.

* Thực đơn tỉnh ngủ: Không bỏ điểm tâm, bữa sáng giàu protein như trứng, sữa, bơ đậu phộng giúp chống buồn ngủ. Hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, đồ ngọt... bởi dễ sinh ngủ gục.

* Uống đủ nước: 1.5-2 lít nước mỗi ngày.

* Điều hòa nhiệt độ và độ thoáng: Quần áo ấm nhưng thoáng, nhiệt độ phòng 20 - 22 độ C và thoáng khí. Phòng kín thiếu oxy rất dễ buồn ngủ.

Bảo vệ đường hô hấp mùa lạnh

Dù thế nào thì hô hấp vẫn là bộ phận cần bảo vệ nhiều nhất vào mùa lạnh.

* Giữ ấm cơ thể khi ở trong nhà lẫn ngoài trời, chú ý các cửa ngõ của hệ hô hấp như cổ, ngực, mũi. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tạo bước đệm khi chuyển lạnh sang nóng hoặc ngược lại.

* Tăng miễn dịch: Vitamin C, vitamin A (cà rốt, bí đỏ), kẽm, các loại hạt.

* Vệ sinh và phòng bệnh: Rửa tay với xà phòng thường xuyên. Ngoài không khí thì hai bàn tay có thể vô tình rước rủi ro cho hệ hô hấp. Giữ môi trường sống sạch bằng cách dọn dẹp thường xuyên, máy lọc kèm tạo ẩm. Cuối cùng nên hạn chế tập trung đông người.

* Tăng cường vận động: Ưu tiên vận động ngoài trời, vừa hưởng lợi từ vận động cơ bắp vừa tranh thủ hít thở giúp thông thoáng và dọn dẹp hệ hô hấp.

* Phòng cảm “nhà làm”: Súc miệng nước muối loãng (phòng viêm họng), trà gừng + mật ong, xông hơi tinh dầu (tràm, bạc hà, sả).

* Ngủ đủ giấc, hạn chế “cố thủ” trong phòng máy lạnh.

* Phát hiện sớm các “khó ở” hô hấp (ho, sốt, khó thở, viêm họng...) để dập tắt càng sớm càng tốt.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: