Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hỏi: Mình có bệnh về mũi rất lạ, đó là mỗi lần bước vào phòng máy lạnh khoảng 5 phút là mình nhảy mũi, chảy mũi liên hồi. Sao mũi mình nhạy cảm thế?
Nam Thành (Cần Thơ)
Đáp: Thật ra ai cũng có thể “có xích mích” với máy lạnh kiểu vậy. Đây là phản ứng tự nhiên của mũi khi đột ngột ngửi phải không khí lạnh, độ ẩm thấp. Tuy nhiên, với những ai đang bị viêm mũi (viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng...) thì tình trạng sẽ dữ dội hơn.
Hỏi: Vậy có chứng viêm mũi dị ứng với máy lạnh không ạ?
Hân Hồ (Tiền Giang)
Đáp: Có chứng viêm mũi này. Đây là bệnh về mũi khá thường gặp. Tuy nhiên thực chất, dị ứng ở đây là dị ứng với phấn hoa, mạt nhà, bụi bặm... từ máy lạnh thả ra, chứ không có dị ứng với điều hòa nhiệt độ.
Để hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh, bạn giữ nhiệt độ máy lạnh từ 25 đến 28 độ. Bạn nên chỉnh nhiệt lên xuống từ từ, không để quạt thốc vào mặt, tăng độ ẩm phòng...
Quan trọng hơn hết là không ở quá lâu trong phòng máy lạnh...
Hỏi: Mỗi lần quét nhà, quét sân mình đều bị hắt xì chảy cả nước mắt. Làm sao kiềm chế sự “quá khích” của cái mũi ạ?
Thu Hồng (Tiền Giang)
Đáp: Hung thủ lần này là mạt bụi, còn gọi là mạt nhà. Mạt nhà ẩn thân mọi nơi, yêu thích hơn cả là chăn ga gối giường, rèm cửa, thảm sàn, miếng chùi chân, ghế bọc vải... Chúng sẽ đợi khi ta quét dọn là lập tức xông vào mũi gây dị ứng.
Cách ngăn mạt nhà hữu hiệu nhất là thường xuyên giặt vải giường, rèm cửa, thảm sàn, thú nhồi bông bằng nước ấm. Có thể tận dụng máy hút bụi, bọc ni lông đồ nội thất ít dùng, dùng vải ẩm lau dọn. Đặc biệt, nên mang khẩu trang... khi lau dọn. Bạn có thể uống thuốc chống dị ứng thông dụng nếu cần.
Hỏi: Lệch vách ngăn mũi là gì? Làm sao nhận biết?
Hoàng Tuấn (TP.HCM)
Đáp: Vách ngăn mũi là vách chia mũi thành hai phần đều nhau. Khi “dãy phân cách” này lệch sang một bên, hoặc uốn éo khi bên này khi bên kia, gọi là lệch (vẹo) vách ngăn. Lệch vách ngăn đa phần do bẩm sinh, có thể do chấn thương (như bị bóng đập vào mũi chẳng hạn).
Lệch vách ngăn nhẹ thường không có biểu hiện gì đáng kể. Tuy nhiên, nếu bị nặng, bạn sẽ bị nghẹt mũi (một bên hay xen kẽ), khó thở bằng mũi, ngủ há miệng, ồn ào khi ngủ. Nghiêm trọng hơn có thể chảy máu cam, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Lệch vách ngăn là tiền đề số một của viêm xoang. Người bị lệch vách ngăn cũng thuộc nhóm không chịu được máy lạnh, mạt nhà. Để điều trị chỉ có thể phẫu thuật chỉnh lại cái vách cho đều. Những ca nhẹ có thể dùng tạm thuốc dị ứng, kháng viêm, chai xịt thông mũi, rửa mũi nhằm bớt khó chịu.
* Hỏi: Có nên dùng bình xịt thông mũi lúc mũi chảy lòng thòng không ạ?
Khánh Tường (Q.6, TP.HCM)
Đáp: Chai xịt mũi có nhiệm vụ chính là co mạch, giảm sưng tấy, loãng mũi nhày và rửa mũi, làm bớt nghẹt mũi, bớt mũi dãi lòng thòng, và giúp viêm mũi mau bình phục.
Thành phần của chai xịt, rửa mũi thường là nước muối, corticosteroid, kháng histamine, cromolyn... Dùng đúng cách thì thuốc xịt không ảnh hưởng gì, trừ chứng viêm mũi tái phát do thuốc (RM).
RM là tình trạng lờn thuốc, tức phải tăng liều xịt ở những lần sau, biến người bệnh thành nô lệ của thuốc xịt mũi, hay gặp ở loại xịt thông mũi, steroid. Nếu chỉ viêm nhẹ chỉ cần nước muối, bóng hút nước mũi, xông mũi là đủ.
Hỏi: Viêm mũi cơ địa và viêm mũi dị ứng khác nhau phải không?
Xuân Thành (TP.HCM)
Đáp: Cơ địa là nguyên do gây bệnh có sẵn của người bệnh. Thực chất, viêm mũi dị ứng cũng là cơ địa bẩm sinh.
Chúng ta nên phân biệt viêm mũi không dị ứng và dị ứng. Trong viêm mũi không dị ứng, lại chia thành viêm mũi nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm) và không nhiễm khuẩn (viêm mũi vận mạch, viêm mũi teo...).
Thực tế, nhiều người thường mắc kiểu viêm mũi “2 trong 1”, với viêm mũi dị ứng làm nền và mắc thêm viêm mũi virus (cảm lạnh) chẳng hạn. Phân rõ loại hình viêm mũi rất quan trọng bởi sẽ tránh việc dùng nhầm thuốc.
Hỏi: Cần làm gì để tránh các bệnh khó chịu liên quan đến mũi?
Gia Hân (Biên Hòa, Đồng Nai)
Đáp: Để phòng tránh các bệnh về mũi, cần để ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở lạnh. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để chống bụi bẩn, ô nhiễm. Không nên dùng tay ngoáy mũi vì tay chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Nếu mắc bệnh liên quan đến mũi thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận