Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đó là “Sổ tay trực ban tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh” và tấm bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” (phục chế) do Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng từ ngày 15/4/1975 đến ngày 21/4/1975 tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ở Tà Thiết, Lộc Ninh, Bình Phước, bản đồ có chữ ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch và đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Chiến dịch.
Sổ tay trực ban tác chiến chiến dịch Hồ Chí Minh
Bảo vật Sổ tay trực ban tác chiến chiến dịch Hồ Chí Minh có bìa nhựa màu nâu, gồm 63 trang, được các sĩ quan trực ban tác chiến tại Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ghi lại diễn biến chiến dịch từ ngày 25/4/1975 đến ngày 01/5/1975. Đó là những trang nhật ký thật đầy đủ, thật rõ ràng, chi tiết về những ngày tháng thật hào hùng của dân tộc.
Cuốn sổ là sự cố gắng của biết bao người ghi lại, cho lịch sử hôm nay biết về những ngày cuối tháng 4 trên chiến trường miền Nam. Sổ trực ban này được đồng chí Nguyễn Hoàng Vỵ lưu giữ, trân trọng như một báu vật linh thiêng. Mỗi lần đến ngày 30/ 4 đồng chí đều trân trọng đặt cuốn sổ lên bàn thờ thắp nhang mời gọi đồng chí, đồng đội về chung niềm vui chiến thắng với cả dân tộc. Ngày 21 tháng 3 năm 2005, đồng chí đã trao cuốn sổ cho Bảo tàng Quân khu 7 trưng bày, lưu giữ. Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia.
Bảo vật Bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh
Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh được cán bộ Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam cùng cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thực hiện từ ngày 15/4/1975, tại Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ở căn cứ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch, trực tiếp là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng chiến dịch, có sự tham gia của nhiều cán bộ tác chiến có kinh nghiệm. Sau nhiều lần chỉnh sửa bổ sung, ngày 21/4/1975, bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh” hoàn thành.
Ngoài hai bảo vật trên, triển lãm chuyên đề Đại thắng mùa xuân 1975 tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh còn trưng bày 300 hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước mùa Xuân 1975 và thành tựu của quân và dân TP.HCM sau 45 năm.
Bản kế hoạch nghi binh của Trung tá Khuất Duy Tiến (sau này là Trung tướng)
Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến bản kế hoạch nghi binh của Trung tá Khuất Duy Tiến (sau là Trung tướng), Trưởng Phòng Tác chiến Mặt trận B3 xây dựng, tổ chức nghi binh, khiến địch bất ngờ, mất quyền chủ động đối phó, tạo đòn tiến công chiến lược giải phóng Tây Nguyên diễn ra đúng kế hoạch, làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Chiếc ống nhìm của đồng chí Nguyễn Chơn
Chiếc ống nhòm của đồng chí Nguyễn Chơn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 (Quân khu 5) đã sử dụng quan sát và chỉ huy bộ đội chiến đấu giải phóng thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, góp phần quan trọng giành thắng lợi trong Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, tháng 3/1975.
Một số hình ảnh khác tại triển lãm
Triển lãm sẽ tiếp tục mở cửa đến tháng 8/2020.
NAM TRÂN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận