Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thứ hai, 29/04/2024 21:54 (GMT+7)

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là một trong những địa chỉ nhiều người tìm đến nhân mỗi dịp 30-4 hàng năm.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 1.

Bạn trẻ tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định tọa lạc trên đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, TP.HCM, từng là một trong những căn cứ cách mạng của lực lượng biệt động Sài Gòn - Lực lượng đặc biệt ra đời trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

Với mong muốn tái hiện những dấu tích oai hùng của lịch sử, Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định đã được ra đời bằng tất cả nỗ lực của anh Trần Vũ Bình, con trai cố chiến sĩ biệt động Sài Gòn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai.

Tại đây, khách tham quan sẽ được ấn tượng với chiếc thang máy độc đáo mang gam màu trầm cổ kính, hay như biển hiệu cà phê Đỗ Phủ hay Cơm tấm Đại Hàn - những dấu ấn đặc trưng của biệt động Sài Gòn năm xưa. Đó còn là những vật dụng rất đời thường nhưng lại ẩn giấu những mật thư quan trọng.

Và có lẽ, nơi giữ chân khách tham quan nhiều nhất chính là bức tường chân dung tưởng niệm những chiến sĩ của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Những hình ảnh hiện vật được trưng bày tại bảo tàng

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 3.

Chiếc thang máy độc đáo

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 4.

Tái hiện biển hiệu Cà phê Đỗ Phủ và Cơm tấm Đại - Hàn

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 5.

Một góc kỷ vật được trưng bày

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 6.

Những vật dụng đời thường như lon sữa, phích thủy dùng để thức ăn, đặc biệt là chứa mật thư trao đổi trong kháng chiến.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 7.

Góc lưu trữ hóa chất đặc biệt được dùng để viết thư từ "tàng hình", tài liệu mật của các chiến sĩ biệt động gửi thông tin đến mặt trận.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 8.

Ngoài ra, nơi đây còn lưu trữ chiếc xe máy mà chiến sĩ sử dụng trong hoạt động tại Sài Gòn trước năm 1975.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 9.

Chiếc máy đánh chữ của tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu nhuốm màu của thời gian mang dấu ấn của chiều dài lịch sử.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 10.

Có lẽ, nơi giữ chân khách tham quan nhiều nhất là bức tường chân dung tưởng niệm những chiến sĩ của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Đến với Bảo tàng biệt động Sài Gòn - Gia Định- Ảnh 11.

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lưu giữ tại Bảo tàng.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định mang một dáng vẻ mộc mạc và lặng lẽ giữa vẻ náo nhiệt, tấp nập của Sài Gòn. Nhưng khi đến với bảo tàng, khách tham quan không khỏi xúc động khi chạm vào một thế giới gợi lên nhiều âm hưởng hào hùng, và khơi nguồn lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ năm xưa.

Các hiện vật tại bảo tàng sẽ được thay đổi vị trí để tạo sự hấp dẫn cho khách tham quan. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng tích cực tìm kiếm những hiện vật và tư liệu phục vụ cho hoạt động quảng bá, khơi thêm nguồn cảm hứng tìm hiểu về lịch sử cho dân địa phương và khách du lịch.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: