Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cơ thể chúng ta rất kỳ diệu. Cách các bộ phận và tế bào trong cơ thể cùng hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau cũng giống như cách một đất nước có các sở ngành, bộ phận hoạt động cùng nhau vậy. Cũng có các nhóm “đặc nhiệm” làm nhiệm vụ thám thính nguy cơ, báo động hoặc chống địch. Các nhóm này tạo nên cái mà ta gọi là hệ miễn dịch.
Như vậy, hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan làm việc cùng nhau để giúp chống lại sự xâm nhiễm từ vi sinh vật có hại.
Khi một tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn, xâm nhập vào cơ thể của bạn thì hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra đây là vật lạ có hại và sẽ kích hoạt phản ứng để tiêu diệt nó.
Một trong những cách hệ miễn dịch sử dụng chính là tạo ra các phân tử protein lớn được gọi là kháng thể. Các kháng thể này hoạt động như một “trinh sát”, săn lùng tác nhân lây nhiễm và đánh dấu nó để nó bị tiêu diệt bởi các nhóm “đặc nhiệm” khác của hệ miễn dịch.
Mỗi kháng thể là đặc hiệu cho vi khuẩn hoặc virus mà nó đã phát hiện và sẽ kích hoạt một phản ứng miễn dịch cụ thể, kiểu như ta sẽ có các chiến thuật khác nhau cho đường bộ, đường thủy hay đường không vậy.
Kháng thể chính là “đội quân tinh nhuệ tiên phong”, nên nếu có lượng kháng thể trong máu cao thì khả năng ngăn chặn từ xa càng cao cũng như giảm thiểu sức mạnh tấn công và tác động của lực lượng vi sinh vật có hại bên trong cơ thể.
Các kháng thể đặc hiệu này sẽ vẫn còn trong hệ thống miễn dịch sau khi hết bệnh. Theo thời gian, lượng kháng thể có thể giảm đi. Nhưng điều đáng mừng là cơ thể vẫn còn mang “trí nhớ” về bệnh trong các tế bào gọi là Lympho B trí nhớ và có thể nhanh chóng tạo ra thêm kháng thể nếu gặp lại bệnh tương tự.
Bên cạnh kháng thể là đội quân tiên phong thì cơ thể của bạn vẫn còn nhiều đội quân khác hoạt động ở hậu phương, như tế bào Lympho T đặc hiệu cũng góp phần vào việc chống các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, do các tế bào này hoạt động ở tuyến sau nên ít được nhắc đến hơn so với kháng thể.
Công tắc Khoa học giúp bạn tiếp cận những kiến thức khoa học khó nhằn với góc nhìn gần gũi, sinh động và hài hước, khiến mọi thứ trở nên dễ hiểu bất ngờ.
Dự án Công tắc Khoa học được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận