Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cùng lắng nghe PGS.TS Lê Ngọc Liễu (giảng viên bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM) và ThS Dương Vân Anh (Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU) giải đáp về những vấn đề liên quan đến cơ thể và sức khỏe đầy hữu ích này nhé!
Cao Minh Đức (Trường THCS Lê Ngọc Hân, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
PGS.TS Lê Ngọc Liễu: Vào mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao trở thành môi trường tối ưu cho vi sinh vật phát triển. Do đó, cách tốt nhất để bảo quản thức ăn là cho vào tủ lạnh để giảm nhiệt độ, tránh tình trạng ôi thiu.
Về cách nhận biết, sự phát triển của vi sinh vật sẽ khó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường nên tốt nhất các bạn nên bảo quản đúng cách và theo khuyến cáo sử dụng của từng loại thực phẩm.
Nguyễn Bảo Như (Trường THCS Xuân Diệu, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
PGS.TS Lê Ngọc Liễu: Các bạn cần lưu ý là tùy vào loại thuốc mà có loại phải uống trước khi ăn, có thuốc phải ăn xong chờ bao nhiêu lâu rồi mới được uống hoặc ngược lại. Việc này sẽ được bác sĩ dặn dò.
Sở dĩ có điều này là vì liên quan đến đường dẫn truyền của thuốc. Có một số loại thuốc cần ăn để thức ăn đi cùng “lót” đường cho thuốc giải phóng từ từ hoặc giúp làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của thuốc với thành dạ dày, cho phép việc hấp thụ và phân phối thuốc trong cơ thể hiệu quả hơn mà không gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Phạm Lê Kim Ngân (Trường THCS Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)
ThS Dương Vân Anh: Vaccine thường chứa vi khuẩn hoặc virus vô hại gây ra căn bệnh mà bạn đang được chủng ngừa.
Khi vaccine tiêm vào cơ thể, cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại vật thể lạ này. “Trận chiến giả” này sẽ giúp hệ miễn dịch ghi nhớ về căn bệnh và kích hoạt lại nếu bạn mắc phải căn bệnh này.
Trần Thị Thanh Vân (Trường THCS Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
ThS Dương Vân Anh: Bệnh trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tinh thần được quan tâm nhiều trong những năm gần đây.
Bệnh trầm cảm liên quan đến mức độ chịu căng thẳng của mỗi người. Khi chúng ta vượt qua mức này sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm.
Về cơ chế sinh học, bệnh trầm cảm là do hoóc-môn (tiếng Anh: hormone) tiết ra. Cơ thể ta mỗi ngày đều tiết ra các hoóc-môn để điều hòa, cân bằng cảm xúc.
Khi cảm xúc thay đổi sẽ có những chất tiết ra quá mức, dẫn đến nguy cơ bệnh trầm cảm.
Để phòng ngừa bệnh, chúng ta có thể giải quyết những vấn đề khiến bản thân mình lo lắng, đừng để bản thân phải luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng.
Chúng ta hãy tâm sự cùng ba mẹ, thầy cô, bạn bè để giải tỏa những vấn đề mà bản thân còn khúc mắc trong lòng. Tập luyện thể thao, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Lê Dương Anh Tuấn (Trường THCS Thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)
ThS Dương Vân Anh: Thông qua quan sát dưới kính hiển vi, các nhà khoa học nhận thấy có sự khác biệt về các protein có trong nước mắt khi bạn khóc vì buồn so với nước mắt khi bạn bị cay do xắt hành hay bị bụi bay vào mắt.
Khi khóc vì buồn, trong nước mắt chứa các hoóc-môn giảm căng thẳng và các chất giảm đau. Do đó khi buồn, chúng ta khóc sẽ thấy nhẹ lòng hơn.
Hệ miễn dịch của chúng ta có những tế bào có thể chống lại tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus từ bên ngoài.
Khi hệ miễn dịch suy yếu tức là hàng rào bảo vệ của cơ thể cũng suy yếu. Những lúc này, chúng ta không nên tiêm vaccine mà để cho hệ miễn dịch được nghỉ ngơi.
Khi nào cơ thể khỏe hẳn thì mới có thể tiêm vaccine được. Nếu vaccine phải chích nhắc lại, gần đến ngày chích nhắc mà chúng ta thấy không được khỏe thì nên đến bác sĩ để được tư vấn có nên dời ngày chích nhắc lại không.
PGS.TS Lê Ngọc Liễu, ThS Dương Vân Anh và Tiến sĩ Lê Thanh Quang (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ) đã đồng hành cùng dự án Công tắc khoa học, đến giao lưu với 5 Trường THCS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vào đầu tháng 12-2024.
Trong buổi giao lưu, các nhà khoa học đã giải đáp thắc mắc của học sinh về cuốn sách Một sức khỏe cũng như nhiều kiến thức khoa học khác.
Dự án truyền thông khoa học Công tắc khoa học do ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ (báo Tuổi Trẻ), Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Công ty Bayer Việt Nam phối hợp thực hiện trong nhiều năm qua.
Năm 2024, dự án nhận được sự hỗ trợ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận