Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nhiều bạn khác cũng rơi vào trạng thái “đứng giữa hè mà không biết bắt đầu từ đâu” với chuỗi thức khuya- ngủ nướng - lướtđiện thoại - Ảnh minh họa được thực hiện bằng AI
Kỳ nghỉ hè thường được tụi mình mong chờ từ rất sớm với đủ kỳ vọng: được nghỉ ngơi, được làm điều mình thích, được 'bung xõa' sau một năm học căng thẳng. Thế nhưng....
“Mỗi ngày đều bắt đầu bằng câu hôm nay làm gì ta? Mình thấy ai cũng đang làm gì đó, còn mình thì không. Mình cũng muốn làm gì hay hay nhưng không biết làm gì…”. Đây là chia sẻ thật của bạn Nguyễn Ngọc Châu Giang (lớp 7 Trường THCS Phạm Văn Cội, xã Nhuận Đức, TP.HCM) khi được hỏi về kỳ nghỉ hè của mình.
Không chỉ Châu Giang, nhiều bạn khác cũng rơi vào trạng thái “đứng giữa hè mà không biết bắt đầu từ đâu” với chuỗi thức khuya - ngủ nướng - lướt điện thoại. Dù ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ nhưng vẫn thấy mệt mỏi, cáu gắt và không muốn ra khỏi nhà.
Một số bạn thì âm thầm so sánh mình với bạn bè trên mạng, những người đang có mùa hè rực rỡ với nhiều hoạt động du lịch, ngoại khóa, dự án cá nhân… Từ đó nảy sinh cảm giác tủi thân, ghen tị thầm lặng.
Những cảm xúc này tuy nhỏ nhưng đang âm thầm tạo ra một “khoảng trống mùa hè” mà không ít bạn gen Alpha mắc phải. Đó chính là khi tụi mình bị mắc kẹt giữa sự tự do và cảm giác chẳng biết nên làm gì với sự tự do ấy.
Theo Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng Lê Thế Hanh, tụi mình - gen Alpha - sinh ra giữa thời đại công nghệ, nên quen với mọi thứ diễn ra nhanh và nhiều: video ngắn, mạng xã hội, game siêu tốc… Mắt đã quen với hình ảnh nhấp nháy, não quen với nội dung “giật gân” dồn dập.
Vì vậy, khi hè đến mà cuộc sống thật không có gì “wow” để chờ đợi, tụi mình dễ rơi vào trạng thái trống rỗng, chán nản và chẳng biết làm gì tiếp theo.
Không còn thời khóa biểu, không còn chuông trường reo, nhiều bạn rơi vào vòng lặp không biết làm gì. Dù ở nhà cả ngày nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, không có mục tiêu rõ ràng. Dần dần tụi mình mất động lực, trì hoãn rồi bỏ trôi cả mùa hè.
Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với nội dung kích thích mạnh như video ngắn khiến não tiết ra nhiều dopamine - loại “hormone hạnh phúc” khiến bạn hưng phấn. Nhưng khi lượng dopamine giảm, bạn dễ bị “tụt mood”, mất tập trung và ngại bắt đầu bất cứ việc gì.
Bên cạnh đó, có bạn còn thấy áp lực trước kỳ vọng của người lớn: phải học trước chương trình, học kỹ năng, học ngoại ngữ…
Trong khi chính tụi mình lại chưa rõ bản thân thích gì, muốn gì. Từ đó dẫn đến cảm giác kiệt sức và chẳng còn thấy mùa hè là “kỳ nghỉ đúng nghĩa”.
Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng Lê Thế Hanh - Ảnh: NVCC
Không ít bạn từng thừa nhận: điều khiến mình buồn không hẳn vì không làm gì, mà vì đã để thời gian trôi qua trong sự vô định. Cảm giác ngày tháng cứ lặng lẽ trôi không có gì đáng nhớ khiến tụi mình dần mất hứng thú, mất tự tin và chẳng còn tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt hằng ngày.
Lâu dần, một số bạn bắt đầu trì hoãn, chờ người khác lên kế hoạch giúp hoặc mặc định rằng “mình không giỏi gì cả, thôi để vậy cũng được”.
Nếu không kịp nhận ra và điều chỉnh, trạng thái lưng chừng này có thể kéo dài sang cả năm học mới. Từ một mùa hè trống rỗng, tụi mình dễ bước vào học kỳ mới với tinh thần mệt mỏi, thiếu động lực và cảm giác… bị tụt lại phía sau.
Không cần kế hoạch hoành tráng hay lịch trình dày đặc, tụi mình vẫn có thể thoát khỏi cảm giác “trôi tuột mùa hè” bằng vài bước nhỏ nhưng hiệu quả:
Không cần phải đợi “cao hứng” mới bắt đầu, bạn cứ thử làm điều gì đó đơn giản trước: trồng cây, viết nhật ký... Khi làm được một việc nhỏ tới nơi tới chốn, bạn sẽ tự tin và có động lực để bắt đầu những điều khác.
Chỉ cần liệt kê 4-5 điều bạn muốn thử trong hè. Một danh sách nho nhỏ giúp tụi mình thấy hè này có mục tiêu, không trôi vu vơ nữa.
Thay vì mỗi người “một chiếc điện thoại”, sao không cùng ba mẹ bàn về kế hoạch mùa hè cho cả nhà? Có thể là một chuyến đi, nấu ăn chung hay dọn dẹp nhà cửa. Những kỷ niệm ấy mới là điều mình nhớ mãi về mùa hè.
Bạn có thể tham gia câu lạc bộ hè ở trường, hỗ trợ các dự án thiện nguyện… vừa vui, vừa ý nghĩa, vừa giúp tụi mình trưởng thành hơn.
Bạn không sai khi thấy mình chẳng có gì để nhớ trong hè. Nhưng chính sự lưng chừng đó có thể là điểm bắt đầu cho việc hiểu rõ mình hơn: Mình thích gì? Mình có đang bị cuốn theo mạng xã hội mà không biết không? Mình muốn hè này khác gì hè trước? Câu trả lời chỉ bạn mới viết tiếp được.
Những hành trình nhỏ ấy bắt đầu bằng sự chủ động. Và chỉ cần một chút quyết tâm, mùa hè của bạn có thể mang những điều thật đặc biệt.
Bạn Huỳnh Ngô Bảo Hân (lớp 8 Trường THCS Bàn Cờ, phường Bàn Cờ, TP.HCM) từng thấy chán hè đến mức chỉ muốn quay lại trường cho đỡ buồn. Nhưng sau đó, bạn chọn tham gia vào đội trống kèn của trường.
“Ban đầu cũng ngại lắm, nhưng khi tập đều mỗi tuần, có bạn bè cùng nhau, mình thấy vui trở lại”, Hân cho biết.
Bảo Hân thamgia đội tuyển trống kèn ởtrường - Ảnh: NVCC
Còn bạn Nguyễn Phương Nhã Uyên (lớp 6 Trường THCS Tôn Thất Tùng, phường Tân Sơn Nhì, TP.HCM) chọn cách rủ ba mẹ đi chơi.
Nhã Uyên cùng gia đình đến Thảo cầm viên trong dịp hè - Ảnh: TUYẾT NHI
“Mình mở lời rủ ba mẹ tới Thảo cầm viên vì lâu rồi cả nhà chưa đi chơi cùng nhau”, Uyên kể. Chuyến đi đơn giản, chỉ là dạo quanh vườn thú, chụp hình với những con vật mình yêu thích, nhưng giúp bạn cảm thấy thư giãn, gắn bó hơn với gia đình.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận