Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tại buổi giao lưu, học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM) gặp gỡ nhà sản xuất/biên kịch Nhi Bùi và các diễn viên Ngọc Xuân (vai Miền), Đỗ Nhật Hoàng (vai Phúc), Lê Công Hoàng (vai anh Đường) và Nguyễn Sỹ Hậu (vai Ba Hướng).
Bên cạnh lắng nghe những chia sẻ của đoàn phim về các vai diễn, quá trình sản xuất, hậu trường... các bạn còn bày tỏ những thắc mắc của bản thân về hành trình trưởng thành.
Câu chuyện của bộ ba Vinh - Miền - Phúc trong Ngày xưa có một chuyện tình không chỉ là câu chuyện tình bạn, tình yêu mà còn là hành trình trưởng thành của mỗi nhân vật.
Trưởng thành không chỉ là khái niệm về tuổi tác mà còn là khả năng nhận thức, ứng biến của cảm xúc, trách nhiệm của cá nhân và cách đối xử với mọi người xung quanh.
Nhà sản xuất/biên kịch Nhi Bùi cho rằng: "Sự trưởng thành, theo tôi hiểu, nó đơn giản là sự lựa chọn của chúng ta ở mỗi thời điểm".
Theo anh, nếu như học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu khi vào trường phải lựa chọn các môn chuyên thì Vinh, Phúc, Miền cũng phải đưa ra những lựa chọn ở độ tuổi tương tự.
Vậy nên, khi chúng ta tự do lựa chọn điều chúng ta muốn cũng là lúc chúng ta đang đi trên hành trình trưởng thành của chính mình.
Nữ diễn viên Ngọc Xuân cho biết, cô may mắn không có những trắc trở trong hành trình trưởng thành như Miền. Nhưng qua vai diễn này, nữ diễn viên đã tìm hiểu và học tập rất nhiều để đồng cảm với câu chuyện của nhân vật, từ đó, truyền tải đến khán giả trọn vẹn nhất.
Diễn viên Đỗ Nhật Hoàng lại cho rằng, sự trưởng thành gắn liền với những bài học. Với nhân vật Phúc mà anh thể hiện, đến cuối cùng nhân vật này mới học được bài học về sự tử tế sau khi trải qua nhiều chuyện.
Bên cạnh những câu hỏi về quá trình làm phim, những vấn đề tâm lí trong hành trình trưởng thành được các bạn học sinh đặt ra.
Bạn Minh Thư (lớp 10 Văn) quan tâm đến vấn đề chữa lành - một từ khóa được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay.
Minh Thư đặt câu hỏi cho nhà sản xuất/biên kịch Nhi Bùi về khả năng chữa lành, giải tỏa tâm lí mà một bộ phim mang đến cho khán giả.
Ngoài ra, Minh Thư cũng quan tâm đến việc những người làm phim làm thế nào để giải tỏa tâm lí đó cho chính mình.
Với câu hỏi này, biên kịch Nhi Bùi chia sẻ rằng ngay từ khi bắt đầu một bộ phim, điều khiến một biên kịch như anh luôn trăn trở đó là khi hoàn thành bộ phim, bản thân có được cảm giác an lành hay không.
Một bộ phim không phải có cái kết đẹp là hay mà khi nhìn lại cả quá trình, ta thấy được những đánh đổi của nhân vật đều theo quy luật vốn có. Để từ đó, cả nhân vật trong phim và chúng ta ngoài cuộc sống thật học được cách trưởng thành hơn sau những gì được và mất.
Trước câu hỏi của Thanh Trúc (lớp 11 Văn) về những thay đổi trước khi sau khi đóng vai Miền, nữ diễn viên Ngọc Xuân cho hay cô cảm nhận được sự thiệt thòi của Miền khi "bị ép chín", phải trưởng thành từ sớm.
Nữ diễn viên cùng bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy các bạn học sinh được quan tâm đến sức khỏe tinh thần trong nhà trường.
Nữ diễn viên cũng chia sẻ thêm về khoảng thời gian bị áp lực đồng trang lứa, bị trêu chọc ngoại hình và sự tự ti của bản thân.
Là một fan của nguyên tác truyện Ngày xưa có một chuyện tình, sau khi xem phim, Hoài Anh (lớp 11 Văn) ấn tượng với cảnh quay rất đẹp và thơ trong phim. Cô bạn thích nhất nhân vật Miền vì tính cách dễ thương, nữ tính nhưng cũng rất mạnh mẽ.
Cũng tham gia đặt câu hỏi về chủ đề trưởng thành, Hoài Anh cho biết đây là chủ đề bạn quan tâm. Từ câu chuyện, sai lầm của các nhân vật, Hoài Anh rút ra bài học về cách nhìn nhận vấn đề.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận