Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ê kíp học bổng Vì tương lai Việt Nam gặp cô bạn Vi Thị Thanh Ba tại một căn phòng trọ ở thị trấn Quan Hóa. Nhà bạn ở bản Bất, xã Nam Động, huyện Quan Hóa, cách Trường THPT Quan Hóa hơn 40 km.
Thanh Ba không bỡ ngỡ hay lo lắng khi phải xa nhà. Năm cấp 2, cô bạn đã học bán trú. Hè lớp 10, Thanh Ba ra tận Bắc Ninh làm thêm. Kinh nghiệm tự xoay sở, lo liệu cho cuộc sống đã được góp nhặt từ những ngày tháng đó.
Thanh Ba vừa học, vừa làm thêm. Buổi làm ở quán ăn của bạn bắt đầu lúc 5h chiều, kết thúc lúc 10h đêm. Hôm nào đông khách thì gần nửa đêm bạn mới về. Mỗi tháng, Thanh Ba kiếm được hơn 1 triệu đồng, đủ để xoay sở tiền trọ, tiền ăn và chi phí học hành.
Khi nghe chúng tôi hỏi: "Vừa học vừa làm có cực lắm không?", cô bạn cười tươi: "3 tuổi mình đã theo bố mẹ lên rừng. Lớn hơn một chút bắt đầu đi làm nương. Mình là kiểu người ham làm, không thích ngồi yên".
Sâu xa hơn, Thanh Ba hiểu được nỗi khổ của bố mẹ. Nếu các thành viên trong gia đình không lao động chăm chỉ, cả nhà 6 miệng ăn không biết phải sống thế nào.
Người dân ở bản Bất chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, đời sống còn nhiều khó khăn. Những đứa trẻ trong bản đi học rất vất vả.
Nhà xa trường, đường sá không thuận lợi, bố mẹ lại bận việc nương rẫy không thể đưa đón mỗi ngày. Các em ham học, nhưng để bám lớp bám trường đến hết phổ thông quả là một thử thách.
Trước đây, nhiều bạn nữ trong bản không có điều kiện đến trường, phải lấy chồng sớm. Sau này, mọi thứ thuận lợi hơn, các bạn được học hết lớp 12. Nhưng rồi các bạn vẫn chọn lấy chồng, ra Bắc Ninh làm công nhân.
Thanh Ba hiểu hoàn cảnh ấy, nhưng vẫn thấy có tiếc nuối. Nếu không có cá nhân nào quyết tâm thay đổi số phận, cuộc sống của thế hệ sau vẫn sẽ như thế.
"Mình và nhiều người bạn ở trường cấp 3 ước mơ trở thành giáo viên. Ra trường, chúng mình muốn được về bản dạy học cho các em" - cô bạn bộc bạch.
Thanh Ba tin, khi trường trong bản có đủ giáo viên, các em sẽ không phải đi học xa nữa. Và nếu giáo viên xuất thân là những đứa trẻ trong bản, đó sẽ là tấm gương để các em nỗ lực nhiều hơn.
Bố mẹ Thanh Ba hết lòng ủng hộ con gái. "Bố mẹ bảo mình ước mơ thế nào thì cứ việc theo đuổi nó, bố mẹ sẵn sàng đồng hành" - cô bạn tâm sự.
Từ bé đến giờ, trong đầu Thanh Ba chưa hề nghĩa đến chuyện "lấy chồng sớm". Cô bạn chỉ nghĩ đến lúc ra trường đi làm, kiếm được tiền sửa nhà cho bố mẹ. Thanh Ba cũng mơ về một lớp học bé xinh trong bản, ê a tiếng đọc bài của trẻ thơ.
Vi Thị Thanh Ba là một trong 40 học trò Thanh Hóa nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam 2024.
Đợt trao học bổng ở Thanh Hóa ngày 30-11 vừa qua cũng đã khép lại hành trình học bổng Vì tương lai Việt Nam 2024. Năm qua, Mực Tím trao tổng cộng 200 suất, tổng giá trị 1 tỷ đồng với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận