Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Một buổi sáng mưa phùn lất phất, phóng viên Mực Tím đến bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát thăm nhà cô bạn Vàng Thị Say (lớp 11C3, Trường THPT Mường Lát) - gương mặt nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam.
Từ thành phố Thanh Hóa, chúng tôi vượt chặng đường hơn 300 km để đến huyện Mường Lát. Từ thị trấn Mường Lát, chúng tôi tiếp tục di chuyển bằng xe máy đến bản Sài Khao. Khoảng cách chỉ tầm 40 km, nhưng cả đoàn mất gần 3 tiếng mới đến nơi.
Đường vắt ngang thân núi, nhỏ xíu, uốn lượn như biểu đồ hình sin. Có đoạn sỏi đá lổm nhổm, có đoạn sình lầy trơn như bôi mỡ. Lại có đoạn một bên là vách núi, một bên là bờ vực. Chúng tôi liên tục xuống đẩy xe, rồi ngã giữa đường, cuối cùng phải gửi xe đi bộ.
Người dẫn đường hôm đó là thầy Thao Văn Cụa (giáo viên Trường THPT Mường Lát) và cô học trò người Mông - Vàng Thị Say. Say sống ở Làng học sinh Mường Lát, hơn nửa tháng mới về nhà một lần để lấy gạo và đồ dùng cần thiết.
Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được nhà Say. Ngôi nhà được cất đúng theo kiểu người Mông, thấp và không có cửa sổ. Đây là nơi 3 thế hệ quây quần, sống theo kiểu tự cung tự cấp (trồng gì, nuôi gì ăn nấy).
Bố mẹ Say tuổi đã cao, các anh chị đều dở dang việc học và đã lập gia đình. Nhà chỉ còn Say và em út đi học. Thu nhập chính dựa vào rẫy sắn, còn mấy luống rau, bầy gà và vài con heo chủ yếu phục vụ việc ăn uống hàng ngày.
Say kể, rất nhiều đứa trẻ ở Sài Khao không hề biết “đi chợ mua sắm” là gì. Các bạn quẩn quanh trong bản, bên gia đình, họ hàng và hình dung “chợ là một nơi nào đó mới lạ lắm”.
Say cũng thế, từ lúc chào đời đến hết cấp 1 cô bạn chỉ sống trong bản. Lên cấp 2, Say rời nhà đi học bán trú, bắt đầu hiểu hơn về cuộc sống ngoài kia. Lên cấp 3, lần đầu tiên đặt chân đến thị trấn Mường Lát, Say như nhìn thấy một chân trời mới.
Bố mẹ Say tiếc nuối vì bản thân và mấy đứa con lớn không được học hành. Bao nhiêu hy vọng tương lai họ đều gửi gắm vào Say và cậu con út Vàng A Đại.
Hồi bé, Say từng nghĩ đến chuyện bỏ học vì nhà khổ quá. Nhưng càng lớn, cô bạn càng hiểu việc học quan trọng thế nào. “Đã nhiều lần bố nói với mình nếu không đi học thì sau này người khổ sẽ là mình, không phải bố mẹ” - Say vừa kể vừa lau nước mắt.
Bước chân vào cổng Trường THPT Mường Lát là nỗ lực đáng trân trọng của Say và cả nhà. Ngoài việc phải vượt qua cái nghèo, họ còn phải vượt qua định kiến và hủ tục.
“Con gái học nhiều để làm gì?”, “Học cao thế tiền đâu mà lo?”, “Sao không lấy chồng sinh con giống chị em trong bản?” - những câu hỏi ấy xuất hiện đều như cơm bữa, nhưng Say mặc kệ.
Dù không rành tiếng Kinh nhưng chú Vàng A Khu (bố Say) vẫn cố gắng chia sẻ những lời từ tận đáy lòng: “Con cứ việc đi học, bố mẹ sẽ kiếm tiền cho con đi học. Sợ là con không muốn học thôi”.
Lúc dẫn chúng tôi về nhà, Say rất bình tĩnh, trong khi chúng tôi tay chân run rẩy. Về đến nhà, cô bạn mới kể: “Có hôm về mình cũng ngã xe đến 4, 5 lần, mệt quá phải gửi xe tạm dọc đường rồi đứng chờ người quen chạy ngang qua để đi nhờ”.
Chính những lần ngã xe ấy đã thôi thúc Say phải tiếp tục học, học cho xứng với những gì mà mình và gia đình đã trải qua. Cô bạn mơ về một ngày mình trở thành giáo viên, dạy các em trong bản, để ngọn lửa tri thức được thắp sáng nơi núi rừng hẻo lánh, xa xôi.
Ở bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, hàng chục năm qua, nạn tảo hôn cứ đeo bám theo tuổi xuân của những chàng trai, thiếu nữ nơi đây.
Chưa học hết THCS, nhiều bạn nữ đã bị “bắt” đi lấy chồng. Có bạn mới bước vào lớp 10, bố mẹ “bắt” nghỉ học để theo về nhà chồng.
Bạn Va Thị Dụ (lớp 12C2, Trường THPT Mường Lát) sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 3 tuổi, Dụ đã mồ côi cha. Cuộc sống của 6 anh em Dụ đặt lên đôi vai của mẹ.
Học xong lớp 9, Dụ được nhiều bạn trai trong xã, trong huyện đòi “bắt” về làm vợ theo phong tục của đồng bào dân tộc Mông. Nhưng khát khao đến trường học chữ đã giúp Dụ vượt qua lời tán tỉnh của bạn trai trong bản.
Một đêm, mẹ kéo Dụ vào ngồi cạnh bếp lửa, tâm sự: “Con gái học tốt, con nên tiếp tục học lên THPT, rồi có cơ hội vào đại học, cao đẳng để kiếm nghề nghiệp sau này cho đỡ khổ. Ngày trước, mẹ tảo hôn, sinh nhiều con nên cái nghèo khó cứ bám lấy cuộc đời mẹ”.
Được mẹ tiếp sức, Dụ tự tin vào học tại Trường THPT Mường Lát. Từ nhà đến trường hơn 15km nên Dụ phải ở trọ trong Làng học sinh Mường Lát. Cuộc sống trọ học Dụ phải tự lập từ bữa ăn, sinh hoạt và học tập. Gia đình khó khăn nên cuối tuần về nhà, Dụ thường lấy gạo, rau củ quả từ nhà lên khu trọ học tự nấu ăn.
Thầy Nguyễn Nam Sơn - hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát - cho biết: “Em Va Thị Dụ là một trong những học sinh dân tộc Mông có học lực khá của trường. Em Dụ cũng là nữ sinh mạnh dạn vượt qua nạn tảo hôn tại địa phương để đến trường học. Dụ đã và đang quyết tâm ôn luyện, học tập tốt để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo”
Vàng Thị Say và Va Thị Dụ là 2 trong 40 học trò Thanh Hóa nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam 2024 vào ngày 30-11 vừa qua.
5 đợt trao học bổng trong năm 2024 đã khép lại với 200 suất, mỗi suất 5 triệu đồng do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận