Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính

Chủ nhật, 01/09/2024 18:55 (GMT+7)

Dù gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, Như Nguyệt - một sinh viên khiếm thính - vẫn theo đuổi việc học và hết mình với công việc dạy vẽ tình nguyện.

Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 1.

Như Nguyệt là sinh viên năm 4 ngành Thiết kế Đồ họa tại Trường đại học Văn Lang - Ảnh: NVCC

Vượt qua khó khăn trong học tập bằng nghị lực to lớn

Tôi và Bùi Thị Như Nguyệt (2001) có nhiều điểm tương đồng khi cùng là người khiếm thính, cùng học một trường, chung một ngành, cùng tham gia các công tác tình nguyện. Chính vì thế, chúng tôi dần thân thiết với nhau.

Hai năm trước, lần đầu gặp nhau ở căn tin trường, dù tai nghe kém, giọng nói không được rõ ràng, Nguyệt vẫn trò chuyện với tôi rất tự tin, bằng một tờ giấy và chiếc bút bi.

Theo lời Nguyệt kể, thời gian học tại Trường THPT Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), bạn học tốt các môn tự nhiên như toán, lý, hóa và môn mỹ thuật. Chỉ riêng môn ngữ văn và ngoại ngữ, Nguyệt tự nhận mình học kém hơn so với các bạn.

Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 2.
Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 3.
Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 4.
Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 5.

Sản phẩm do Nguyệt thực hiện tại Trường đại học Văn Lang - Ảnh: NVCC

Thời gian này, nhận được sự động viên và giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè, Nguyệt học tập và tham gia các hoạt động trường lớp rất chăm chỉ. 

Kết thúc cấp ba, bạn quyết định theo học ngành Thiết kế Đồ họa tại Trường đại học Văn Lang. Hiện tại, bạn đang là sinh viên năm 4 do học trễ 2 năm. Thời gian đầu trở thành tân sinh viên, bạn gặp nhiều khó khăn khi không thể hiểu được bài giảng. Hơn thế nữa, bạn cũng khó giao tiếp với các giảng viên và bạn bè trong lớp.

Sau đó, bạn tìm cách khắc phục vấn đề bằng việc trao đổi, giao tiếp với mọi người bằng tin nhắn và viết giấy ghi chú. Thời gian rảnh, Nguyệt xem các kênh hướng dẫn thiết kế, sau đó ghi lại và thực hành theo khi cần.

Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 6.

Nguyệt (đeo mắt kính) cùng các bạn tại Trường đại học Văn Lang - Ảnh: NVCC

Các thầy cô khi biết tình trạng của Nguyệt cũng hỗ trợ bạn bằng cách nhắc lại lời nói nhiều lần với tốc độ chậm cũng như thường xuyên hỏi han, động viên bạn.

Thầy Đồng Thanh Lộc, giảng viên ngành Thiết kế Đồ họa của trường, cho biết ban đầu Nguyệt hầu như im lặng trong lớp, suy nghĩ lâu khi trả lời câu hỏi và chưa chủ động trong bài tập nhóm. 

Nhưng sau đó vài tuần, Nguyệt cho biết bạn đã được các bạn trong nhóm giúp đỡ, động viên. Bài tập nhóm của bạn cũng đạt điểm khá cao.

"Môi trường đại học rộng lớn giúp mình quen biết với nhiều bạn bè hơn. Bên cạnh đó, mình cũng làm quen với cộng đồng người khiếm thính tại trường đại học nên có thể chia sẻ khó khăn với nhau", Nguyệt chia sẻ.

Mang ngôn ngữ màu sắc đến với trẻ em khiếm thính

Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 7.

Tranh vẽ của Nguyệt - Ảnh: NVCC

Cơ duyên để Nguyệt đến với công việc dạy vẽ cũng rất tình cờ. Tham gia lớp học ngôn ngữ kí hiệu tại công ty Nắng Mới, Nguyệt quen với Nguyễn Tấn Đặng, sinh viên khoa Kiến trúc cùng trường. 

Đặng đang là tình nguyện viên giảng dạy môn toán tại Trường Chuyên biệt Khiếm thính Hy Vọng, quận Bình Thạnh. Sau chuyến tham quan, trình bày nguyện vọng được giảng dạy, Nguyệt trở thành cô giáo của các em học sinh khiếm thính.

Tiếp xúc với học sinh của trường, Nguyệt nhận xét: "Các em rất dễ thương, ngoan ngoãn. Mình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và nói chậm để các em có thể đọc khẩu hình và tiếp thu tốt hơn.

Hành trình lan tỏa vẻ đẹp màu sắc của cô gái khiếm thính- Ảnh 8.

Nguyệt hướng dẫn các em khiếm thính vẽ tranh - Ảnh: NVCC

Khi dạy các bạn khiếm thính, mình có cùng hoàn cảnh, suy nghĩ và ước mơ giống các bạn nên dễ cảm thông và thấu hiểu hơn.

Mình yêu thích vẽ tranh từ nhỏ. Vì không nói chuyện được nên vẽ tranh chính là công cụ giúp mình thể hiện suy nghĩ của mình". 

Ngoài ra, Nguyệt hiện tại có rất đông học trò ở văn phòng phía Nam của Hội cha mẹ trẻ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam. Về định hướng tương lai, Nguyệt kể rất muốn đi làm ngay từ bây giờ để tự lập về tài chính.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: