Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hệ thống cảnh báo buồn ngủ cho tài xế của nhóm Kỹ sư xanh - Thực hiện: HÀ LINH - LAM THUYÊN
Tham gia Ngày hội Kỹ thuật - một hoạt động thường niên của khoa Cơ khí (Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM), hệ thống cảnh báo buồn ngủ của nhóm 6 bạn sinh viên năm nhất gây ấn tượng bởi tính thực tiễn và tính ứng dụng cao.
Từng vô tình xem video trên TikTok về một vụ tai nạn do tài xế ngủ gật ở Đắk Lắk, cả nhóm sinh viên đều cho rằng việc này khá nghiêm trọng và nảy ra ý tưởng sáng tạo hệ thống cảnh báo cho tài xế.
Qua tìm hiểu, các bạn biết thêm rằng thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên thế giới khi ước tính có khoảng 10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ.
Ba tháng là khoảng thời gian để cả nhóm bắt tay vào thực hiện và hoàn thiện sản phẩm.
Theo bạn Vũ Tuấn Kiệt (sinh viên năm 1, khoa Cơ khí, Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM):
"Ban đầu thuật toán còn mắc phải nhiều lỗi, thiết bị còn chập chờn nên mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và hoàn thành. Dù vậy, cả nhóm làm việc khá ăn ý và cùng nhau hoàn thiện sản phẩm cuối cùng."
Cụ thể, hệ thống cảnh báo buồn ngủ sẽ hoạt động theo quy trình gồm 2 bước. Đầu tiên là lấy giá trị chuẩn hóa. Việc lấy giá trị chuẩn hóa có nghĩa là lấy những giá trị ban đầu về mắt, môi và miệng của người dùng bởi vì khuôn mặt của mỗi người là khác nhau.
Kế đó, ở bước 2, khi tài xế có dấu hiệu buồn ngủ, thiết bị sẽ phân tích dựa trên các dấu hiệu này để phát tín hiệu cảnh báo.
Các dấu hiệu trên khuôn mặt được các bạn chia ra, gồm: tỉ lệ mắt, tỉ lệ miệng, độ tròn của con ngươi và tỷ lệ miệng trên tỷ lệ mắt.
Các tỉ lệ này sẽ dựa trên các biểu hiện trên khuôn mặt tài xế khi có biểu hiện đang buồn ngủ, ví dụ như: mắt díp lại, miệng mở to ra khi ngáp, độ tròn của con ngươi nhỏ lại…
So với các sản phẩm chống buồn ngủ khi lái xe trên thị trường được tích hợp sẵn trên xe, sản phẩm của nhóm là thiết bị tách rời. Điều này giúp cho không chỉ những loại xe có công nghệ hiện đại mà các loại xe thông thường cũng đều có thể trang bị hệ thống này.
Để làm ra thiết bị, cả nhóm đã bỏ ra khoảng 1,5 triệu đồng (trong đó, chi phí ban đầu là 600 nghìn đồng kèm tiền sửa chữa). Với giá chưa đến 2 triệu đồng, sản phẩm có tính ứng dụng cao khi phù hợp để nhiều đối tượng người dùng.
Trong thời gian tới, nhóm dự định sẽ phát triển sản phẩm bằng cách cải thiện thuật toán nhận diện cũng như các tính năng khác. Hệ thống đã được đánh giá cao và đạt giải nhất tại Ngày hội Kỹ thuật năm học 2024-2025 do khoa tổ chức.
Đánh giá về hệ thống này, ThS Trần Đại Nguyên (giảng viên Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết đề tài hệ thống cảnh báo buồn ngủ đã ứng dụng đáng kể các công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao.
“Là ý tưởng ban đầu của các sinh viên năm thứ nhất nên sản phẩm của đề tài còn ở mức khởi động. Dù vậy, hệ thống đã có khả năng ứng dụng rất cao. Nếu được đầu tư cải tiến và phát triển, đặc biệt là ứng dụng thêm những công nghệ mới và hiện đại thì sản phẩm của đề tài chắc chắn sẽ hoàn chỉnh hơn để phục vụ ngày càng tốt hơn cho cộng đồng.”
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận