Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất

Chủ nhật, 08/12/2024 05:03 (GMT+7)

Phần thi của Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đã khép lại chuỗi tiết mục Trình diễn khoa học tại 5 trường THCS trong dự án Công tắc khoa học năm 2024.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 1.

Các vị thần chung tay bảo vệ Trái Đất - Ảnh: THẢO NGỌC

Trường THCS Xuân Diệu: bảo vệ hành tinh là bảo vệ chính mình

Đó là thông điệp mà teen Trường THCS Xuân Diệu muốn truyền tải thông qua tiểu phẩm của mình.

Tiểu phẩm Vì một hành tinh xanh xoay quanh cuộc hội ngộ của các vị thần cùng Cậu bé xanh và Trái Đất. Tuy nhiên do tác động của 3 kẻ phản diện El Nino, La Nina và Khói Đen mà Trái Đất bị tổn hại (nhiệt độ tăng cao, băng hai cực tan nhanh), dẫn đến việc vắng mặt.

Chính sự suy yếu của Trái Đất đã khiến động vật, thực vật, gió, lúa cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó dẫn đến sự diệt vong của muôn loài.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 2.

2 nhân vật phản diện bao vây Trái Đất - Ảnh: THẢO NGỌC

"Tôi đang rất khổ sở. Tất cả là do lượng khí thải, chất độc hại từ nhà máy, xe cộ và các hoạt động khác của con người làm tôi như đang mặc áo ấm quá dày, khiến nhiệt độ tăng không ngừng", Trái Đất kêu cứu.

Để giải cứu Trái Đất, các diễn viên đã kêu gọi học sinh trường cùng chung tay thay đổi lối sống từ những việc làm nhỏ hằng ngày. 

Ngô Tường Khả Ái (lớp 8/3) chia sẻ rằng học sinh có thể giảm việc bỏ thừa thức ăn vì thức ăn phân hủy tạo khí metan, gây hiệu ứng nhà kính làm hại cho Trái Đất.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 3.

Khả Ái đưa ra ý kiến về các hành động góp phần bảo vệ môi trường - Ảnh: THẢO NGỌC

Một số ý kiến cho rằng chúng ta có thể tiết kiệm điện và nhiệt bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt độ làm mát, sử dụng đèn led và thiết bị tiết kiệm năng lượng, ăn nhiều rau hơn và thực phẩm từ thực vật để giảm thiểu tác động đến môi trường,...

Để hưởng ứng lời kêu gọi, các bạn học sinh cùng đứng dậy, nắm chặt tay nhau và hô vang khẩu hiệu "Bảo vệ hành tinh là bảo vệ chính mình". 

Khoảnh khắc đầy cảm xúc này đã thể hiện sự quyết tâm của học sinh trường và là dấu ấn đặc biệt nhất trong phần trình diễn.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 4.

Các bạn nắm tay nhau và hô vang khẩu hiệu bảo vệ hành tinh - Ảnh: THẢO NGỌC

Phần thi của Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) không chỉ gói gọn trong phạm vi sân khấu mà mở rộng đến khán giả. Tiết mục trình diễn là sự kết hợp giữa kịch, múa, hát và đặc biệt là có sự tương tác mạnh mẽ với cả khán giả thông qua những câu hỏi.

Từng diễn biến của câu chuyện được bố trí ở nhiều khu vực phù hợp như sân khấu chính, sân khấu phụ cùng đa dạng đạo cụ như cầu thang, quạt lụa,...

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 5.
Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 6.

Vở kịch mang đến nhiều tiếng cười cho các bạn học sinh - Ảnh: THẢO NGỌC

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 7.

Cô Mary Chambers (trưởng phòng Kết nối Khoa học với Công chúng, OUCRU) nhận xét về phần trình diễn của học sinh Trường THCS Xuân Diệu - Ảnh: THẢO NGỌC

Tiết mục đã khiến cô Mary Chambers (trưởng phòng Kết nối Khoa học với Công chúng, OUCRU) cùng các đại biểu, ban giám khảo cùng đứng lên để hưởng ứng theo lời kêu gọi của các bạn. Cô Mary nhận xét các bạn diễn xuất rất tốt, trang phục đẹp, truyền tải thông điệp rõ ràng.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 8.

Gia Hân chia sẻ cảm nghĩ về vở kịch - Ảnh: THẢO NGỌC

Lần đầu đóng kịch, bạn Nguyễn Ngọc Gia Hân (lớp 8/1) rất hồi hộp, không biết mình có thể diễn tả đúng sự tàn ác của nhân vật hay không.

Gia Hân chia sẻ: "Khi đóng vở kịch này mình mới cảm nhận rõ được những gì mà Trái Đất đang phải chịu đựng, tác hại từ khói bụi ra sao. Từ đó mình trân trọng mẹ Trái Đất hơn vì Trái đất tổn thương thì những "đứa con" cũng bị ảnh hưởng".

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 9.
Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 10.
Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 11.

Một số nhân vật khác của vở kịch - Ảnh: THẢO NGỌC

Vô vàn kiến thức khoa học hữu ích

Trong phần giao lưu với các nhà khoa học, bạn Nguyễn Trúc Nhã Uyên (lớp 8/1) thắc mắc không biết vỏ nang của thuốc có gây hại gì không?

Theo PGS.TS Lê Ngọc Liễu (giảng viên bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM) lớp vỏ nang thuốc được làm bằng gelatin nên không gây hại cho sức khỏe. 

Cô cũng lý giải rằng viên thuốc cần có lớp màng này là để bảo vệ khi phải đi qua nhiều bộ phận trong cơ thể.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 12.

Nhã Uyên đặt câu hỏi cho các nhà khoa học - Ảnh: THẢO NGỌC

Nguyễn Bảo Như (lớp 8/15) hỏi về lý do khi không ăn mà uống thuốc thường gây ra những triệu chứng như đau bụng, sốt ruột, ói,...

Trả lời câu hỏi này, cô Ngọc Liễu nhắc các bạn nên tìm hiểu và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Cô cho biết có những loại thuốc cần nhịn đói để uống nhưng cũng có loại thuốc cần ăn rồi mới uống thì mới có tác dụng. 

Từ câu hỏi này, cô Liễu cũng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về đường truyền của thuốc.

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 14.

Học trò hăng hái giơ tay để đặt câu hỏi tại chương trình - Ảnh: THẢO NGỌC

Bạn Hoàng Khang (lớp 8/16) thay mặt lớp gửi đến chuyên gia câu hỏi: "Bằng cách nào những chất gây ô nhiễm môi trường như kim loại nặng xâm nhập vào thực phẩm?"

Học trò Trường THCS Xuân Diệu (Tiền Giang) đồng lòng bảo vệ mẹ Trái Đất- Ảnh 15.

Cô Mary Chambers (trưởng phòng Kết nối Khoa học với Công chúng, OUCRU) trao tặng sách Một sức khỏe cho cô Nguyễn Thị Mỹ Linh (hiệu trưởng nhà trường) - Ảnh: THẢO NGỌC

Ngay sau đó, Hoàng Khang được nghe tiến sĩ Lê Thanh Quang (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ) giải thích cặn kẽ về con đường tích tụ kim loại nặng. Thầy Quang cũng cho biết thêm kim loại nặng có khối lượng rất nhỏ nên sẽ bị đào thải sau quá trình dài.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: