Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Lúc học thơ hay các môn lý thuyết, bạn Mỹ Anh (lớp 12, trường THPT Giồng Ông Tố, TP Thủ Đức) hay dùng bút nhớ dạ quang để đánh dấu 'keyword' rồi sau đó đọc to và lặp đi lặp lại.
Mỹ Anh nhận thấy, cách học có nhược điểm có thể gây mất thời gian và giảm sự tập trung. "Nhiều khi cứ đọc to rồi lặp đi lặp lại sẽ làm mất tập trung và gây mất thời gian, nên quan trọng vẫn là đánh dấu 'keyword' (những từ, cụm từ quan trọng và nổi bật)", Mỹ Anh chia sẻ.
Còn đối với bạn Diễm (lớp 11 Trường THPT Trưng Vương, quận 1), cách học yêu thích của bạn là sơ đồ hóa nội dung. "Mình thường sơ đồ hoá nội dung, cần nắm và hiểu toàn bộ bài đang nói gì, rồi sau đó khi đi vào chi tiết, sẽ giúp dễ hình dung và ghi nhớ hơn", Diễm cho biết.
Bạn Quốc Bình (Trường THPT Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) thì cho hay: "Mình sẽ dành thời gian để viết ra giấy để học. Mình thấy viết tay sẽ dễ vào đầu hơn. Với cả, cầm giấy thì tiện và nhẹ nhàng hơn là cầm cả quyển tập học."
Vậy vì sao mỗi người lại có phương pháp học tập khác nhau như vậy? Thầy Nguyễn Trọng Nhân, chuyên gia tâm lý học, chia sẻ: "Mỗi người sẽ có đặc điểm não bộ khác nhau. Đặc điểm não bộ sẽ có ảnh hưởng đến cách chúng ta tư duy và dùng tư duy tham gia vào các quá trình nhận thức.
Và như vậy, với hoạt động học tập, mỗi người sẽ có một phương pháp học tập khác nhau. Muốn học tập hiệu quả, chúng ta cần nhận biết rõ bản thân phù hợp với phương pháp học tập nào."
Đồng thời, thầy Nguyễn Trọng Nhân cũng chia sẻ cách giúp chúng ta học bài nhanh và nhớ lâu sau đây:
"Muốn thuộc nhanh và nhớ lâu, chúng ta không chỉ dựa vào kỹ thuật học bài, chúng ta cần một lộ trình học tập phù hợp thì mới hiệu quả được
Phong cách học tập VAK là một mô hình học tập do Walter Burke Barke thiết kế và phát triển bởi Neil Fleming. Mô hình cho thấy hầu hết mọi người có xu hướng học tập theo ba cách như sau: thị giác, thính giác hay vận động.
Tuy nhiên, mọi người thường kết hợp hai cách hay ba cách lại với nhau tuỳ thuộc vào cấu trúc bộ não của mỗi người.
Trong đó:
V – Visual: tức là thị giác, những người học, tiếp thu kiến thức và thông tin chủ yếu bằng cách nhìn những hình ảnh, sơ đồ tư duy, biểu đồ hoặc hình dung, tạo dựng hình ảnh trong đầu. Khi học bài, họ thường sẽ sử dụng những giấy ghi chú ghi chép lại, hay bút nhớ để đánh dấu những điểm quan trọng.
A – Auditory: tức là thính giác, những người học này sẽ học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn bằng âm thanh. Họ dễ dàng ghi nhớ qua giọng nói, bài giảng trực tiếp trên lớp, hoặc những cuộc thảo luận. Khi học bài, nhóm người này thường sẽ đọc to lên và lặp đi lặp lại nhiều lần.
K – Kinesthetic: tức là vận động, những người học vận động thích trải nghiệm thể chất và cảm nhận trực tiếp. Họ thích vừa học lý thuyết vừa thực hành, làm bài tập. Họ sẽ ghi nhớ tốt khi vừa học vừa có những hoạt động, cử động như quay bút, gõ bàn,….
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận