Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ảnh minh họa do AI thực hiện
Những ngày điều trị, cô bạn đếm từng ngày, mong đến lúc bước ra khỏi căn phòng cách ly dành cho người điều trị ung thư tuyến giáp bằng i-ốt phóng xạ.
Hè năm lớp 9, cuộc sống bất ngờ đưa Trần Thị Ngọc Thư, học sinh Trường THPT Lương Văn Cù, tỉnh An Giang vào một thử thách không thể ngờ tới.
Cổ bạn nổi hạch và bị đau nên đi khám. Sau khi thăm khám tại Bệnh viện tỉnh An Giang, Thư cùng mẹ lên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để thực hiện các xét nghiệm. Kết quả, Thư mắc ung thư tuyến giáp.
“Lúc đó, mình cảm thấy choáng váng và buồn rất nhiều”, cô bạn chia sẻ, ánh mắt không giấu được nỗi buồn trong lòng.
Ở cái tuổi mà bạn bè đồng trang lứa chỉ có học và chơi, thì Thư phải đối mặt với những ngày dài trong bệnh viện...
... Mặc dù được bác sĩ thông tin đây là một trong những loại bệnh ung thư dễ điều trị nhất nhưng quy trình vẫn đầy gian nan.
Thư phải điều trị i-ốt phóng xạ, sau khi dùng thuốc phải cách ly trong bệnh viện nhiều ngày để tránh ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. “Khi sử dụng phóng xạ, mình phải cách ly, không được ra ngoài, không được gặp ai”, Thư kể lại.
Tháng 5-2024, trong phòng cách ly, cô bạn nhớ những ngày mẹ ngồi bên cạnh, nhớ từng cái ôm chặt và lời mẹ an ủi: “Mẹ sẽ luôn ở bên con”. Nước mắt lặng lẽ rơi trên má Thư, nhưng đó không phải là sự tuyệt vọng.
Những ngày trong phòng cách ly không dễ dàng nhưng chính khoảnh khắc cô đơn ấy, Thư đã tìm thấy những giá trị sâu sắc về tình yêu thương và sự gắn kết với gia đình.
Nhà Thư không mấy khá giả, ba mẹ mưu sinh bằng nghề chở hàng thuê. May mắn, bảo hiểm đã chi trả phần lớn chi phí điều trị, giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Dù sức khỏe đôi lúc làm gián đoạn, Thư vẫn không bỏ lỡ cơ hội học tập. Hiện tại, cô bạn học lớp 11. Trong lúc đi chữa bệnh, bạn bè ở quê giúp Thư chép bài. Trước khi phát bệnh, Thư là học sinh giỏi và dù gặp phải thử thách lớn, cô bạn vẫn học tốt.
Những ngày Thư cùng mẹ lên TP.HCM chữa bệnh đều ở nhà trọ của cô Nguyễn Thị Lệ (53 tuổi). Trong căn nhà trọ tại đường 400, P. Tân Phú, TP. Thủ Đức, giữa những cơn mệt mỏi sau các buổi điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cô Lệ đã trở thành người bạn, người mẹ thứ hai của Thư.
Một lần, khi Thư vừa trở về từ bệnh viện, đôi mắt đỏ hoe vì nhớ nhà và nỗi lo về bệnh tật, cô Lệ nhẹ nhàng đặt tay lên vai Thư: “Con ơi, cô biết những ngày này không dễ dàng. Cô cũng từng nằm đó, khóc thầm vì nghĩ mình không vượt qua nổi. Nhưng con nhìn cô đi, 13 năm rồi, cô vẫn ở đây, vẫn sống và cười được. Con còn trẻ, khỏe hơn cô ngày đó nhiều, con sẽ làm được”.
Thư ngước mắt nhìn cô Lệ, thấy vết sẹo mờ nơi ngực trái, dấu tích của cuộc chiến với ung thư vú của cô và cảm nhận được sự động viên trong từng lời cô nói.
5 năm trước, khi tế bào ung thư di căn vào xương, phổi, cô Lệ bán nhà ở Phú Yên để vào TP.HCM chữa bệnh.
Ban đầu, cô Lệ và một vài người bạn đồng bệnh cùng thuê căn trọ này. Thấy thương những người cùng cảnh ngộ, cô Lệ mua thêm giường tầng, đón họ vào ở trong những ngày điều trị tại bệnh viện gần đó. Ai có tiền thì cô lấy tượng trưng 50.000 đồng/ngày, ai khó khăn thì cho ở miễn phí.
Có những hôm Thư mệt đến mức chỉ nằm im trên chiếc giường tầng, cô Lệ mang đến một bát cháo nóng hổi tự tay cô nấu, đặt xuống bên cạnh rồi thủ thỉ: “Ăn chút đi con. Đừng sợ”. Lời an ủi giản dị nhưng đầy sức mạnh ấy khiến Thư bật khóc. Cô bạn nắm tay cô Lệ, thì thầm: “Cô ơi, con sẽ cố, con không muốn bỏ cuộc đâu”.
Cô Lệ không chỉ kể cho Thư nghe về hành trình từ những ngày tuyệt vọng khi phải cắt bỏ một bên ngực, đến lúc học cách chấp nhận và sống chung với bệnh tật mà còn chia sẻ câu chuyện vui về các bệnh nhân từng ở đây.
“Có người còn hát cho cả nhà nghe dù giọng khàn đặc vì mệt, con thấy không, ai cũng có cách để vượt qua”, cô Lệ vui vẻ, pha trò để Thư bật cười theo. Sự gần gũi và nhân ái của cô Lệ đã giúp Thư cảm thấy mình không cô đơn.
Khi nghĩ về tương lai xa hơn, đôi mắt của Thư sáng lên với bao mơ ước. Cô bạn muốn học ngành y: “Mình sẽ học ngành y để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người cùng cảnh ngộ”.
Mỗi ba tháng, Thư cùng mẹ lên TP.HCM tái khám. Nhìn vào vết sẹo trên cổ do lần phẫu thuật để lại, Thư mỉm cười: “Mình đã học được cách dũng cảm hơn mỗi ngày, cùng với sự lạc quan và tình yêu cuộc sống”. Ánh mắt của cô bạn sáng lên niềm hy vọng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận