Luật thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympic có gì đặc biệt?

Thứ bảy, 07/09/2024 15:02 (GMT+7)

Đây cũng là môn thể thao nghệ thuật duy nhất được đưa vào nội dung thi đấu tại Thế vận hội Paralympic.

Môn cưỡi ngựa Paralympic là môn thi đấu thiên về tính nghệ thuật - Ảnh: PARALYMPIC

Môn cưỡi ngựa Paralympic là môn thi đấu thiên về tính nghệ thuật - Ảnh: PARALYMPIC

Ở tuần lễ thứ 8 của Thế vận hội Paralympic, trang chủ Google Doodle đã xuất hiện hình ảnh môn cưỡi ngựa Paralympic (Equestrian).

Môn cưỡi ngựa Paralympic là gì?

Cưỡi ngựa Paralympic là môn thể thao dành cho các vận động viên khuyết tật, bao gồm các bài thi đấu về kỹ năng điều khiển ngựa và sự phối hợp giữa vận động viên và ngựa.

Môn này được chia thành các hạng dựa trên mức độ khuyết tật của vận động viên. Tất cả các hạng thi đấu đều không phân biệt giới tính, tạo cơ hội cho mọi vận động viên thể hiện tài năng của mình.

Môn cưỡi ngựa được thi đấu tại Paralympic từ khi nào?

Môn cưỡi ngựa lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu của Paralympic tại Atlanta 1996.

Cuộc thi đầu tiên diễn ra tại Công viên Quốc tế Georgia với sự tham gia của khoảng 60 vận động viên đến từ 16 quốc gia. Vương quốc Anh là quốc gia giành nhiều huy chương nhất trong lần ra mắt này (8 huy chương), trong đó có huy chương vàng đồng đội hỗn hợp.

Kể từ đó, môn thể thao này tiếp tục phát triển và được tổ chức tại nhiều kỳ Paralympic khác nhau. Đến Tokyo 2020, có 77 vận động viên từ 27 quốc gia tham dự.

Kỳ Paralympic Paris 2024 sắp tới sẽ là lần thứ 9 môn cưỡi ngựa được thi đấu. Dự kiến sẽ có khoảng 78 vận động viên từ khắp nơi trên thế giới tham gia tranh tài.

Luật thi đấu của môn cưỡi ngựa Paralympic có gì đặc biệt?

Dù là môn thể thao thiên về tính nghệ thuật nhưng khi được đưa vào nội dung thi đấu, Paralympic đã giảm nhẹ chỉ còn nội dung điều khiển ngựa (Dressage).

Trong môn này, vận động viên điều khiển ngựa để thực hiện các bài thi bao gồm những động tác được sắp đặt trước để thể hiện sự phối hợp ăn ý và kỹ thuật giữa người và ngựa.

Điều đặc biệt của cưỡi ngựa Paralympic là vận động viên khuyết tật có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thanh cương nối hoặc giọng nói, để giao tiếp với ngựa.

Môn này được chia thành 3 nội dung thi đấu chính là giải cá nhân, giải đồng đội và giải tự do cá nhân. Riêng ở nội dung tự do, vận động viên có thể tự chọn bài thi và nhạc nền để tạo nên những màn trình diễn đầy sáng tạo và nghệ thuật.

Ở mỗi giải các vận động viên tiếp tục được chia thành 5 hạng thi đấu (Grades), dựa trên mức độ ảnh hưởng của khuyết tật đến khả năng điều khiển ngựa.

Mỗi hạng thi đấu sẽ có yêu cầu và mức độ khó khác nhau từ đi bộ ở Grade I, đến đi bộ và chạy nước kiệu ở Grades II và III và cuối cùng là đi bộ, chạy nước kiệu, chạy nhanh và các động tác ngang ở Grades IV và V.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: