Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thật "dễ quê" khi hình dung loài tê giác gặp nhau và nói: "Này, đừng có đến gần con người nha, mất sừng như chơi đấy!". Không riêng gì tê giác, cả hổ, gấu, cọp, voi, tê tê... cùng vô số loài động vật hoang dã quý hiếm khác đang dần rời bỏ những cánh rừng của Trái đất này. Chung đang dần bị tuyệt chủng vì hành động săn bắt, tiêu thụ của nhiều người.
Động vật hoang dã quý hiếm là động vật sống ở ngoài thiên nhiên hoang dã, chủ yếu là trong rừng và rất hiếm gặp. Loài quý hiếm thường có ít hơn 10.000 cá thể, hoặc số lượng cá thể đã giảm 10% trong vòng 10 năm hoặc trong vòng 3 thế hệ.
Bạn có thể so sánh: tổng số cá thể của một loài động vật hoang dã quý hiếm trên toàn Trái đất này gộp lại cũng không lấp được nổi 1/4 sân vận động hơn 40.000 chỗ ngồi.
Động vật hoang dã quý hiếm thường bị săn bắt với mục đích làm thức ăn, bài thuốc cổ truyền, làm thú cưng cho những người có sở thích độc lạ, hoặc là làm đồ trang trí (ngà voi, thảm da cọp) và sản phẩm thời trang (áo lông thú, ví da...).
Những động vật thường bị săn bắt, tiêu thụ quá mức gồm voi để lấy ngà, tê giác để lấy sừng, cọp để làm cao, gấu để lấy mật và tay, tê tê lấy vẩy và rắn để ngâm rượu...
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 1,6 tỷ loài động vật hoang dã quý hiếm bị săn bắt. Khi chúng bị săn bắt triệt để sẽ làm giảm đa dạng sinh học, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, phá vỡ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Tê giác sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và một số nước Châu Á. Chúng được đưa vào Sách Đỏ vì sắp bị tuyệt chủng và rất cần được con người bảo vệ.
Tê giác bị săn bắt đến gần cạn kiệt vì một số người tin rằng sừng của chúng là vị thuốc dùng để chữa trị các bệnh hiểm nghèo (đặc biệt là bệnh ung thư) và làm trang sức.
Nhưng sự thật, sừng tê giác được cấu tạo từ chất tương tự như Keratin, là chất tạo thành móng tay và tóc của chúng ta. Nó không có tác dụng chữa bệnh và cũng không đem lại may mắn cho người sử dụng.
Khi mọi người nhận biết sừng tê giác không có giá trị thì nhu cầu mua sẽ không còn, và cũng sẽ không còn những kẻ săn trộm chúng. Hãy chung tay chia sẻ kiến thức này đến mọi người để bảo vệ tê giác bạn nhé!
Bài viết được thực hiện bởi Dự án Công tắc Khoa học do Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ phối hợp thực hiện.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận