Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mực Tím đã tổng hợp một số phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân mà các tân sinh viên có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân nhé!
Phương pháp này được đề cập trong cuốn sách: "All your worth: The ultimate lifetime money plan" năm 2005 do thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, bang Massachusetts (Mỹ) giới thiệu.
Bạn sẽ phải chia thu nhập của mình thành 3 tỉ lệ lần lượt là 50%, 20% và 30%, tương ứng với nhu cầu thiết yếu; đầu tư và tiết kiệm; nhu cầu cá nhân.
Trong đó, nhu cầu thiết yếu gồm các khoản chi cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc như: tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, phương tiện di chuyển, thanh toán hóa đơn, điện, nước,...
20% số tiền sẽ được dùng cho việc tiết kiệm cho tương lai. Số tiền này nhằm đề phòng những bất trắc có thể xảy đến hoặc dành cho các kế hoạch tương lai như đổi điện thoại, laptop mới; khởi nghiệp kinh doanh...
Cuối cùng số tiền còn lại dành cho những sở thích cá nhân trong cuộc sống như mua sắm, học thêm, đọc sách, đi chơi cùng bạn bè, du lịch,...
Để có thể áp dụng phương pháp này, bạn cần phân tích các thói quen chi tiêu của mình mỗi tháng bằng cách liệt kê những khoản tiền cần chi. Sau đó, gom các khoản chi tiêu này theo các nhóm những thứ bạn CẦN và những thứ bạn MUỐN, đây sẽ là hai nhóm tương ứng cho nhu cầu thiết yếu và nhu cầu cá nhân.
Kế đến, bạn hãy tính xem số tiền dành cho những chi tiêu này đã đúng với tỉ lệ 50/30/20 hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy xem có giải pháp khả thi nào để giảm bớt chi tiêu hay không.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc này vào sinh hoạt mà có thể linh hoạt thay đổi tỉ lệ tùy theo mức chi tiêu của các nhu cầu thiết yếu của bản thân.
Phương pháp này còn được gọi là sổ chi tiêu tài chính - cách quản lý tiền truyền thống của người Nhật Bản. Năm 1904, bà Motoko Hani - nhà báo nữ đầu tiên của Nhật Bản - đề cập đến phương pháp này trên tạp chí dành cho các bà nội trợ.
Bạn chỉ cần một quyển sổ và cây bút để ghi lại các khoản thu chi của mình. Sau đó tự bản thân nhìn nhận lại, rồi tự điều chỉnh thói quen chi tiêu sao cho phù hợp nhất.
Bạn cần trả lời 4 câu hỏi chính: Tổng thu nhập là bao nhiêu?; Bạn chi bao nhiêu tiền?; Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?; Cách thức để thực hiện mục tiêu đó?
Để ứng dụng phương pháp này, vào mỗi đầu tháng, bạn nên thống kê số tiền từ tất cả nguồn thu nhập. Sau đó, trích 10 đến 20% số tiền đó để tiết kiệm.
Số tiền còn lại, bạn sẽ tiến hành chia cho các nhu cầu theo các mục: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu linh hoạt (không cần thiết phải chi tiêu ngay), nhu cầu phát sinh (tiền mừng sinh nhật bạn, khám chữa bệnh,...
Mỗi ngày, bạn ghi lại những chi tiêu đã thực hiện. Sau đó đối chiếu với các khoản đã chia từ đầu tháng xem có cân xứng hay không. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Để phương pháp hiệu quả hơn, bạn phải kiên trì ghi chép mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đưa ra giải pháp khắc phục khi trong tháng có những khoản chi vượt quá số tiền đã lên kế hoạch ban đầu.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi chi tiêu hằng tháng bằng cách tạo bảng quản lý chi tiêu trong Excel. Trong phần mềm này có sẵn các hàng và cột, bạn chỉ cần thiết lập các hàm đơn giản và nhập liệu mỗi khi có phát sinh thu chi. Excel sẽ tính toán và ra kết quả một cách chính xác mà bạn không cần phải tính toán thủ công.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi chi tiêu hằng tháng bằng cách sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận