Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ngày xưa có một chuyện tình, phim điện ảnh được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đang làm lay động nhiều khán giả trẻ.
Với những ai yêu mến các tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh, Ngày xưa có một chuyện tình không chỉ là một câu chuyện tình yêu, mà còn là hành trình chạm đến những xúc cảm sâu kín nhất của tuổi trẻ.
Từng câu thoại, từng cảnh phim như dòng hồi tưởng về những ngày thơ bé, về những cảm xúc vụng về, ngọt ngào nhưng cũng đầy tổn thương của mối tình đầu.
Xem phim, khán giả dễ thương cảm cho số phận của Miền và Vinh, cảm thấy kết thúc phim đã đủ đầy. Nhưng khi ngẫm lại, nhiều bạn trẻ lại thấy day dứt cho Phúc - cậu trai trẻ cũng yêu Miền, nhưng vì hoàn cảnh phải xa người mình yêu.
Bởi cuộc đời Phúc là hành trình chạy trốn không ngơi nghỉ, là cuộc chia ly kéo dài từ tuổi thơ đến khi trưởng thành.
Thiếu vắng tình mẹ và sống trong sự nghiêm khắc của ông nội, Phúc gắn bó và dành trọn tình cảm cho cha. Dù cuộc chia ly ấy là sự lựa chọn hợp lý, nhưng nó lại khiến cậu phải mang theo nỗi cô độc dai dẳng trong suốt hành trình của mình.
Kết thúc phim để lại dư âm lặng lẽ với hình ảnh Phúc cô đơn trên chuyến xe rời xa quê hương, mang theo mối tình đầu trong trẻo chỉ còn là ký ức.
Điểm đặc biệt của Ngày xưa có một chuyện tình là cách phim giữ được sự nhẹ nhàng và bình yên của câu chuyện gốc.
Đây vốn là câu chuyện tình tay ba, nhưng không hề đẩy khán giả vào những tình huống đấu đá, tranh giành. Thay vào đó, chuyện phim tạo nên sự đồng cảm với từng nhân vật, không ai đáng trách, cũng không ai đáng giận.
Theo dõi bộ phim, khán giả được trải nghiệm cách yêu của mỗi nhân vật, học cách họ chấp nhận và biết buông tay: đôi khi yêu thương cũng đồng nghĩa với việc buông bỏ, để mỗi người tìm thấy con đường của riêng mình.
Ngày 5-11, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã có dịp gặp gỡ đoàn làm phim Ngày xưa có một chuyện tình. Buổi giao lưu do các bạn sinh viên chuyên ngành nghệ thuật học và CLB Sân khấu và Điện ảnh của trường phối hợp tổ chức.
Chuyển thể một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh không phải là điều dễ dàng, biên kịch Đỗ Hoa Trà chia sẻ: "Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một kho nguyên liệu phong phú. Áp lực của chúng tôi là làm sao chọn lọc và đưa những gì tinh túy nhất vào phim mà vẫn giữ được tinh thần của truyện gốc".
Chị còn ví hai nhân vật nam trong phim như hai dòng nước khác nhau: Vinh là "nước ao, nước trong hồ sen" - yên bình, gắn bó với quê hương, còn Phúc là "dòng sông, nước suối" - luôn chảy xa, mang theo những nỗi niềm khó quên.
Đặc biệt, biên kịch Nhi Bùi nhận định, các nhân vật được khán giả diễn giải theo nhiều cách, bằng cảm nhận cá nhân, cũng là một phần sức sống của phim. Anh bày tỏ mong muốn bộ phim có thể "sống thật lâu" trong lòng người xem, nhất là các bạn trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận