Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong lần đi Bình Phước để thực hiện loạt bài gương mặt học bổng Vì tương lai Việt Nam, tôi còn biết thêm những câu chuyện bên lề khá thú vị về tình bạn.
Khi đi xuống nhà (thực chất là một căn nhà kho dựng tạm bợ) của bạn Vũ Thị Diễm Huỳnh (lớp 12C1, Trường THPT chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước - gương mặt đã từng xuất hiện trên báo Mực Tím 17), tôi được nghe bà nội của Diễm Huỳnh kể lại khá nhiều chuyện, trong đó có câu chuyện về sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.
“Con nhỏ này may mắn được bạn bè thương, biết nhà nghèo nên bạn bè hay gom tiền mua đồ ăn cho nó, bữa thì dĩa mì xào, bữa thì hộp cơm sườn. Mới đầu nó ngại, không lấy nhưng bạn bè “ép” quá, nó nhận rồi đem về nhà, hai bà cháu chia nhau ăn.
Hôm sinh nhật nó cũng vậy, bạn kéo tới đông lắm, mời nó đi ăn, uống trà sữa mà nó hổng chịu. Thế là bạn bè lỉnh kỉnh mua bánh kẹo, trà sữa đến mừng sinh nhật tại nhà”...
Còn cô bạn Nguyễn Thị Bạch Trần (lớp 12A1, Trường THCS & THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước - MT 20) mắc một căn bệnh hiếm gặp: Trichotillomania (rối loạn nhổ tóc). Căn bệnh kỳ lạ này đã khiến Bạch Trần thu mình lại, không dám tiếp xúc với ai.
Trong một lần lướt Facebook, Bạch Trần quen được một bạn nam cùng tuổi và cũng mắc bệnh y như mình. Hai người kết bạn, thường xuyên chat với nhau về căn bệnh.
“Dù là con trai nhưng bạn ấy lại tiêu cực hơn mình, bạn ấy kể đã có lúc nghĩ quẩn. Mình phải khuyên và động viên bạn ấy rất nhiều, chia sẻ kinh nghiệm mình phải làm gì để vượt qua cơn “thèm” bứt tóc.
Hai đứa cứ chat với nhau, chia sẻ hình ảnh đi học, vui vẻ bên bạn bè. Hôm bạn ấy nhắn tin cho mình, nói thi học kỳ đậu rồi, mình mừng lắm. Mình hứa khi nào có dịp lên TP.HCM mình sẽ gặp và tặng bạn ấy bông hoa hướng dương bằng len do mình đan. Không chỉ giúp bạn vượt qua căn bệnh, bạn ấy còn là động lực để mình phấn đấu vượt qua bản thân...” - Bạch Trần kể lại.
Chuyến công tác cho tôi cơ hội gặp gỡ những người bạn mới lớn gia cảnh khó khăn, chẳng may mắc bệnh nhưng lại tràn đầy tinh thần vượt khó, vươn lên trong sự quan tâm của thầy cô, bạn bè. Và ngược lại, các bạn cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn khác có hoàn cảnh như mình. Tình nhân ái luôn lấp lánh trong cộng đồng tuổi mới lớn.
Có lần, trò chuyện với một người bạn là chuyên viên hỗ trợ cộng đồng, mình được biết tỷ lệ người nhiễm HIV đang trẻ hóa, đặc biệt là nhóm bạn trẻ có xu hướng quan hệ đồng tính nam.
Nhiều bạn chỉ mới 15, 16 tuổi đã nhiễm HIV vì thiếu kỹ năng, kiến thức. Ngay lập tức mình muốn viết bài cảnh báo thực tế này. Nhưng nhiễm HIV là đề tài nhạy cảm, muốn tìm tư liệu, nhân vật thực tế cho bài viết không đơn giản vì “người trong cuộc” thường ngại chia sẻ thông tin.
Mình đã liên hệ một số trung tâm cộng đồng chuyên hỗ trợ những bạn có nguy cơ nhiễm HIV và được tạo điều kiện trở thành cộng tác viên, đồng hành cùng các chuyên viên đi xét nghiệm HIV lưu động. Trong quá trình thực tế, mình đã trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.
Đó là khoảnh khắc chứng kiến một bạn 16 tuổi ngồi thất thần khi biết bản thân đã dương tính với HIV vì quan hệ không an toàn.
Đó là khi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài của người mẹ khi nhận tin đứa con 17 tuổi của mình dương tính do bị kẻ xấu lợi dụng.
Hoặc có đêm hơn 11h khuya, mình mặc vội chiếc áo khoác cùng các anh chuyên viên chạy sang quận Bình Thạnh hỗ trợ tư vấn cho một bạn teen đang hoang mang báo tin qua điện thoại: “Em không biết làm sao, em vừa quan hệ nhưng bị rách bao, em có bị dính bệnh không?”...
Sau hai tuần, phóng sự SOS HIV tấn công teen của mình được đăng báo không chỉ ghi lại câu chuyện từ thực tế mà còn gửi đến bạn đọc những thông tin, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trước nguy cơ nhiễm bệnh. Và mình thấy vui vì sau những giờ tác nghiệp căng thẳng, đã có thêm một bài viết cần thiết cho bạn đọc mới lớn.
Nghề báo là nghề của những trải nghiệm. Hôm nay, bạn hóa thành đầu bếp, tìm hiểu chuyện bếp núc, kỹ thuật nấu món ngon. Hôm sau, có khi bạn đã “hô biến” thành một TikToker, đi sâu vào câu chuyện của những người quay clip. Lại có những khi bạn nhập vai học sinh, khóc cười trong thế giới ấy...
Nghề báo không bao giờ nhàm chán. Tớ gọi những lần đi thực tế viết bài là “chuyến du lịch mini”, bởi tớ biết thêm nhiều thông tin, trải nghiệm mới. Có lần, tớ theo chân nhóm thiện nguyện đi bộ hơn 20km đường rừng.
Chúng tớ mang thức ăn, nhu yếu phẩm tiếp tế cho ngôi làng nằm sâu trong vườn quốc gia Bidoup, tỉnh Lâm Đồng. Tớ đã ở đó hai ngày trong điều kiện không có nước sạch để tắm rửa, không có điện, internet.
Bài viết về ngôi làng Dung Jia Riêng ấy đã được đăng trên Mực Tím với những chi tiết chân thật cùng cảm xúc khó quên mà chỉ khi trực tiếp đối diện, người viết mới có thể miêu tả rõ như thế.Nếu bạn là một người ưa trải nghiệm, thích viết và học hỏi điều mới, phóng viên là nghề phù hợp với bạn.
Sống cùng nhân vật, trải nghiệm bao điều mới mỗi ngày là chìa khóa giúp tớ luôn thấy nghề của mình quá chừng thú vị. Trải nghiệm nhiều lăng kính cũng giúp tớ có cái nhìn bao dung, cảm thông hơn với những mảnh đời khác nhau, những suy nghĩ khác biệt trong cuộc sống.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận