Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dó là loại giấy truyền thống của người Việt xưa, rất nổi tiếng từ thế kỷ XV, được làm hoàn toàn thủ công từ vỏ cây dó.
Ngày xưa, làng Yên Thái (Hà Nội) nổi tiếng với nghề này. Câu thơ quen thuộc “Nhịp chày Yên Thái” chính là nói về tiếng chày giã giấy ấy.
Quy trình làm giấy dó mất đến một tháng rưỡi. Sau khi thu hoạch và xử lý vỏ cây dó, sẽ mang đi phơi khô vài ngày.
Sau đó, người ta chặt nhỏ, ngâm trong nước và vôi nhiều lần cho mềm rồi giã thành bột.
Tiếp đến là nhặt những phần mấu mắt, vỏ đen còn sót, rồi lại ngâm trong nước 7-10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi, giúp tờ giấy mềm mịn và bóng đẹp.
Bước cuối cùng là xeo giấy. Bột dó được hòa tan trong hồ nước. Người nghệ nhân dùng liềm xeo (khuôn bằng trúc) tráng cho đến khi nước ráo, chỉ còn lớp bột giấy đọng lại. Sau đó là phơi hoặc sấy để ra tờ giấy thành phẩm.
Màu của giấy dó cũng được lấy hoàn toàn từ tự nhiên như màu xanh của lá chàm, màu tím của lá cẩm, màu vàng của cây hoàng đằng,... bởi dùng hóa chất sẽ làm giảm độ bền của giấy.
Khi tìm hiểu về giấy dó, ba bạn Phạm Hồng Ngọc, Lê Trúc Quỳnh và Đỗ Thị Thùy An đã nảy ra ý tưởng thực hiện một chương trình giáo dục di sản về giấy dó cho học sinh sinh viên, những người yêu thích văn hóa truyền thống. Trang “Chuyện của Dó” ra đời từ đó.
Nhóm bạn tìm ra Zó Project, một doanh nghiệp xã hội bảo toàn và phát triển nghề này, và liên hệ giới thiệu về chương trình. Được chị Trần Hồng Nhung (nhà sáng lập, giám đốc Zó Project) ủng hộ, các bạn bắt tay vào khâu tổ chức ngay.
Workshop làm giấy dó thu hút các bạn học sinh THPT, sinh viên và cả thầy cô tham gia. Trong sự kiện, các bạn được đi “du lịch” qua ba hành trình, từ nghe những câu chuyện lịch sử, khám phá không gian trưng bày, xem các công đoạn, dụng cụ làm dó cho đến tự tay thực hiện một mảnh giấy dó.
Bột giấy được ngâm sẵn trong hồ. Các bạn dùng liềm xeo để tráng sao cho lớp bột giấy dàn đều trên khung. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để tráng sao cho bề mặt giấy bằng phẳng, không bị lồi lõm. Sau đó, các bạn trang trí, vẽ tranh lên giấy, hoặc học viết chữ thư pháp từ thầy đồ Mộc Đức.
Có mặt tại workshop, bạn Phương Linh (học sinh một trường THPT tại Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất thích thú khi hiểu được tự tay làm ra từng mảnh giấy theo kiểu xưa. Workshop giúp mình có thêm nhiều kiến thức về di sản văn hóa và nghề thủ công truyền thống”.
Nhiều bạn cũng ngạc nhiên vì trước giờ mình thoải mái sử dụng giấy trắng công nghiệp để viết bài, làm nháp... mà không biết ngày xưa ông cha ta làm từng mảnh giấy kỳ công như thế.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận