Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám

Thứ hai, 19/08/2024 12:15 (GMT+7)

Những ngày tháng 8 năm 1945, hòa chung không khí của cả nước, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã diễn ra tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn.

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 1.

Nơi xuất hiện cờ đỏ búa liềm trong Cách mạng Tháng Tám - Ảnh tư liệu Bảo tàng TP.HCM

* Sáng 18-8-1945 tại phòng khám của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong) số 202 đường Nguyễn Thị Minh Khai (trước kia là đường Chasseloup - Laubat) cờ đỏ búa liềm đã được treo lên công khai.

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 2.

Ảnh: AN BANG

* Tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân, số 30 đường Trần Hưng Đạo, quận 1) vào ngày 19-8-1945 đã diễn ra hai cuộc mít tinh công khai. 

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 3.

Tấm phù điêu trước rạp Công Nhân ngày nay vẫn còn ghi rõ thông tin lịch sử diễn ra trong ngày 19-8-1945 - Ảnh: AN BANG

Hiện nay trước rạp hát vẫn còn tấm phù điêu ghi rõ dòng chữ: “Đêm 19-8-1945 tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo các tầng lớp nhân dân đã mít tinh hưởng ứng chương trình hành động của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội”.

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 4.

Ảnh: AN BANG

* Công viên Tao Đàn (quận 1) ngày nay, trước đây còn gọi là vườn Ông Thượng đã diễn ra lễ tuyên thệ với 70 ngàn người tham dự sáng 19-8-1945. 

Sau lễ tuyên thệ, hàng ngàn thanh niên cùng nhau tuần hành khắp thành phố và hát những ca khúc cổ vũ tinh thần đấu tranh. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã đọc diễn văn kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh giành lại độc lập.

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 5.

Ảnh: AN BANG

* 22 giờ ngày 24-8-1945 trung đoàn Lê Lai đã chiếm được Dinh Khâm Sai (nay là Bảo tàng TP.HCM, quận 1). Cờ đỏ sao vàng được kéo lên, đánh đấu thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám tại Sài Gòn lúc bấy giờ.

Những địa điểm tại TP.HCM mang dấu ấn Cách mạng Tháng Tám- Ảnh 6.

Ảnh: AN BANG

* Bia ghi công Mặt trận cầu Thị Nghè (quận Bình Thạnh). Sáng sớm 23-9-1945 quân và dân tại đây cùng sử dụng vũ khí thô sơ để lập nên Mặt trận cầu Thị Nghè chặn đứng quân Pháp, không cho chúng ra khỏi thành phố. 

Ngày 18-10-1945 quân Pháp còn huy động vũ khí, lực lượng nhằm phá vỡ mặt trận, nhưng bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt.

Cách mạng Tháng Tám thành công ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định có tính quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ở Nam Bộ, đưa cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám trên phạm vi cả nước thành công trọn vẹn, dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay đổi vị trí của nước ta từ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất.

(Theo Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: