Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ngộ độc sau khi ăn bánh mì phần lớn là do những thực phẩm trong nhân bánh mì như thịt, patê, đồ chua.
Việc ô nhiễm thực phẩm nói chung và bánh mì nói riêng có thể xảy ra ở bất kỳ khâu sản xuất nào. Chẳng hạn khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị các nguyên vật liệu.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh, ký sinh trùng hay có độc tố mạnh, nấm mốc.
Do đó, bạn không nên ăn bánh mì nếu nhận thấy bánh mì bị nổi nấm mốc trên bề mặt, ngửi thấy mùi ôi thiu. Cũng không nên ăn bánh mì dồn thịt để lâu ngoài nhiệt độ phòng.
Ngộ độc bánh mì cũng giống như các trường hợp ngộ độc thực phẩm khác. Nó sẽ biểu hiện bằng một số triệu chứng đường tiêu hoá như: khó chịu bụng, đầy bụng, khó tiêu, ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy ra nước hoặc tiêu chảy có máu, đau bụng, có thể sốt.
Khi diễn biến bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể thêm biểu hiện dấu hiệu mất nước (mắt trũng, sụt cân, khát,…), lừ đừ, lơ mơ, hôn mê, co giật.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể biểu hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt đầu vài ngày, thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Ngộ độc thực phẩm có thể gây tử vong do mất nước, rối loạn điện giải, sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hoá.
Nếu cảm thấy khó chịu, nôn ói sau khi ăn món nào đó, bạn cần uống bù dịch bị mất đi do nôn ói, tiêu chảy. Những dịch sẵn có như oresol, nước dừa, nước điện giải (chú ý không uống nước ngọt). Bạn nên uống chậm rãi để hạn chế bị ói.
Khi phát hiện bạn bè có dấu hiệu bất ổn, bạn xử lý tương tự. Sau đó, bạn cần báo ngay với y tế trường học để được kiểm tra sức khoẻ.
- Nôn mửa nhiều lần trong vòng vài giờ. Không thể giữ được các dịch uống vào, nôn ói tất cả mọi thứ.
- Chất nôn có máu
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày hoặc tiêu chảy có máu.
- Đau bụng dữ dội
- Sốt cao
- Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như khát quá mức, khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, mắt trũng, sụt cân, suy nhược nghiêm trọng hay chóng mặt, choáng váng, lừ đừ, hôn mê, co giật.
- Các triệu chứng thần kinh như nhìn mờ, yếu cơ và ngứa ran ở cánh tay.
Mùa nắng nóng, thực phẩm dễ ôi thiu, bạn cần ăn uống cẩn trọng để tránh ngộ độc thực phẩm.
Bạn cần lưu ý các gạch đầu dòng sau:
● Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
● Kiểm tra thời hạn sử dụng thực phẩm. Nếu quá hạn nên mạnh dạn bỏ,
● Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ), không rõ nguồn gốc.
● Thực phẩm để ở nhiệt độ phòng quá lâu thời hạn quy định cho phép trên bao bì.
Thông thường, sau khi nấu ăn xong, bạn không nên để thực phẩm quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận