Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cách đây một năm, bạn Phạm Trí (lớp 12, Trường THCS - THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội) bắt đầu nuôi mọt ẩm. Bạn cho biết: “Chơi mọt ẩm khá “cuốn” vì nó khá đa dạng về chủng loài, môi trường sống. Mình lại thích trang trí nên càng mê bởi có thể tự tay thiết kế môi trường sống cho chúng”.
Trí cho biết, bạn đã tạo cho bầy thú cưng môi trường sống tương tự như ngoài tự nhiên. Bể nuôi là hộp nhựa, bên trong là các thành phần như đất, lá khô, vụn gỗ... Đất, lá khô giúp cung cấp dinh dưỡng, tạo chỗ trú ẩn cho mọt ẩm. Trong khi đó, vụn gỗ để chúng leo trèo.
Có thể nhiều bạn lầm tưởng đây là một loài côn trùng. Tuy nhiên, mọt ẩm thuộc bộ động vật giáp xác với 7 cặp chân giống nhau. Hiện mọt ẩm có tới hơn 10.000 loài. Chúng có họ hàng với tôm nên thường được gọi là “tôm trên cạn”. Thức ăn của chúng thường là rau củ, cám và nang mực.
“Trước đây mình là người thiếu kiên nhẫn, làm việc gì cũng mau chán và bỏ giữa chừng. Mình dần học được tính kiên trì và tỉ mỉ hơn khi chăm chút từng con vật nhỏ" - bạn cho biết.
Ban đầu khi biết Trí nuôi loài này, ai cũng thấy khá dị và lạ. Bởi bình thường khi nhắc tới nuôi thú cưng, người ta thường nghĩ tới chó, mèo. Còn chơi bọ thì ít người biết tới, đặc biệt là với những con nhiều chân, bò bò trong đất.
Mọt ẩm có rất nhiều loài khác nhau về màu sắc và kích thước. Chúng nhỏ như những hạt đậu và thường có màu đen, vàng, cam... Chúng thường đào bới đất, một số loài cuộn tròn khi gặp nguy hiểm.
Hoa văn trên mỗi loài cũng có sự khác biệt nhất định. Với tập tính làm sạch đất, loài mọt ẩm còn được tận dụng để nuôi trong bể terrarium hoặc sử dụng chất thải của chúng bón cho cây trồng.
Bạn Hoàng Thị Ngọc Châm (lớp 12B1, Trường THCS-THPT Như Thanh, Thanh Hóa) đã có hơn hai năm kinh nghiệm nuôi mọt ẩm. Bạn cho biết, nuôi loài này không tốn nhiều không gian và cũng không cần nhiều thời gian chăm sóc.
“Mỗi ngày, ngoài đi học và phụ giúp gia đình, mình chỉ dành từ 20-30 phút cho chúng ăn và cung cấp độ ẩm. Thậm chí, không nên nhìn mọt ẩm nhiều vì có thể làm chúng stress và luôn trong tình trạng cảnh giác”, Châm chia sẻ.
Nuôi mọt ẩm như một thú vui, giúp cô bạn thư giãn đầu óc và quan sát đời sống của loài vật tự nhiên. Ngọc Châm cho biết, mọt ẩm là loài ít bệnh. Chúng không mang mầm bệnh lây sang người và cũng không gây dị ứng cho người nuôi.
Có kinh nghiệm hơn một năm nuôi mọt ẩm, bạn Trịnh Chí Khang (lớp 10a7, Trường THPT Linh Trung, TP Thủ Đức) cho biết loài này cần nhiệt độ mát mẻ để phát triển và sinh sản (từ 25-28 độ C). Bên cạnh đó, cần thường xuyên cung cấp độ ẩm. Có thể cho dớn (rêu khô) vào bể nuôi để giữ ẩm.
Hiện nay mọt ẩm thường được bán theo đàn từ 5-10 cá thể, giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng mỗi đàn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận