Ôn tập môn lịch sử: 3 điều 'team giỏi sử' thường làm

Thứ bảy, 25/05/2024 21:51 (GMT+7)

Các bạn học sinh giỏi đến từ đội tuyển lịch sử Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, TP.HCM, sẽ chia sẻ vài bí quyết các bạn đã áp dụng để tiếp thu môn học này tốt hơn đấy.

Ôn tập môn lịch sử: 3 điều 'team giỏi sử' thường làm- Ảnh 1.

Bạn Thu Thủy - lớp 12A8, đạt giải III môn Lịch sử Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp Thành phố năm học 2023 - 2024 - Ảnh: NVCC

Không học vẹt, tập trung nghe giáo viên giảng trên lớp

Lịch sử vốn là những sự kiện thực tế được nối dài, vậy nên để có thể ghi nhớ chúng, chúng ta cần phải hiểu về sự kiện đó. 

Nếu chỉ “học vẹt” thì điều này sẽ chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, ngay sau đó sẽ quên nhanh chóng. Vậy nên chúng ta cần phải có cách tiếp cận hợp lý để môn sử đi vào đầu tốt hơn.

Bạn Thu Thủy, lớp 12A8 đạt giải 3 môn lịch sử Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp Thành phố năm học 2023 - 2024, chia sẻ: “Lịch sử là môn có rất nhiều sự kiện nên việc học thuộc hết là không khả thi. Và dù có thể học thuộc thì đó cũng chỉ là kiến thức ngắn hạn nếu các bạn không thường xuyên ôn luyện. Vì thế, cần học sử bằng cách tiếp cận với nó nhiều hơn như đọc nhiều sách, xem nhiều bộ phim về lịch sử”.

Có một cách đơn giản để học tốt không chỉ môn lịch sử mà còn với hầu hết các môn học khác chính là phải tập trung nghe giáo viên giảng.

Bạn Ngọc Mỹ, lớp 12A10 đạt giải 3 môn lịch sử Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp Thành phố năm học 2023 - 2024 - cũng lý giải thêm một lý do để khiến việc tập trung nghe giảng trên lớp sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn, chính là ngay lập tức bạn có thể “highlight” những ý mà giáo viên nhấn mạnh.

Ôn tập môn lịch sử: 3 điều 'team giỏi sử' thường làm- Ảnh 2.

Bạn Ngọc Mỹ - lớp 12A10, đạt giải III môn Lịch sử Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp Thành phố năm học 2023 - 2024 - Ảnh: NVCC

Liệt kê các sự kiện tìm điểm liên kết

Các sự kiện lịch sử sẽ luôn có sự liên kết về mặt thời gian và nội dung, nắm được điểm này bạn Thu Thủy đã mách một “mẹo” mà bạn ấy hay dùng để ghi nhớ các sự kiện chính là: “Liệt kê các mốc sự kiện ra và tìm điểm liên kết giữa sự kiện này với sự kiện khác. 

Từ đó viết ra thành một câu chuyện liền mạch. Tuy có hơi “cồng kềnh” nhưng cách này đã giúp mình có được kiến thức liền mạch hơn và không bị lãng quên những sự kiện nho nhỏ”.

Ví dụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khi bạn muốn ghi nhớ về các lực lượng tham chiến chủ yếu của Mỹ nhưng lại có rất nhiều chiến lược được đưa ra trong giai đoạn này thì Thu Thủy đã nhớ bằng cách viết lại các mốc sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian như sau:

(1) Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt Mỹ chủ yếu là dùng quân đội Sài Gòn tức là dùng người Việt đánh người Việt.

(2) Nhưng sau khi thất bại, nhận thấy chiến lược này không còn phù hợp nên Mỹ quyết định đưa quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến và là lực lượng chủ yếu tham chiến ở chiến lược chiến tranh cục bộ.

(3) Nhưng kết cục không mấy khả quan nên họ cho rút quân Mỹ về nước và tăng cường dùng quân đội Sài Gòn để tiếp tục kế hoạch dùng người Việt đánh người Việt

(4) Mở rộng chiến tranh sang Đông Dương để dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Và khi liệt kê ra quá trình như vậy, Thu Thủy cho biết ta sẽ thấy ngay được lực lượng tham chiến ở mỗi chiến lược mà Mỹ đã sử dụng, từ đó sẽ ghi nhớ hiệu quả hơn.

Sử dụng sơ đồ tư duy

Hẳn sơ đồ tư duy là giải pháp của rất nhiều môn học và môn lịch sử cũng không phải ngoại lệ. Bạn Ngọc Mỹ đã áp dụng phương pháp này trong quá trình củng cố lại kiến thức sau khi đã tiếp thu bài học.

Ngọc Mỹ nói rằng: “Khoảng thời gian tự học thì mình hay học bằng cách dùng sơ đồ tư duy, vừa ghi chép lại vừa nhớ cả bài đó để củng cố lại kiến thức”.

Bởi khi vẽ ra sơ đồ tư duy, những màu sắc, hình vẽ khác nhau sẽ khiến cho các mảng sự kiện, các thông tin bài học được mã hóa và ghi nhớ tốt hơn.

Học từ sách giáo khoa và tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu khác

Theo bạn Thu Thủy, Ngọc Mỹ, sách giáo khoa chính là nền tảng vững chắc mà mình phải tiếp cận trước tiên khi tìm hiểu đến các nguồn tài liệu khác. Bên cạnh đó, với Thu Thủy, Thủy sẽ thường đến thư viện trường để tìm thêm sách đọc. Với Ngọc Mỹ, Mỹ sẽ thường tìm tài liệu ở các trang của Quân đội Nhân dân, VOV,... nhằm bổ sung thêm các thông tin cho các dữ kiện mình đã được học trên lớp.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: