Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?

Thứ tư, 11/12/2024 20:14 (GMT+7)

Từ việc tạo thói quen đọc sách trong 2 tháng, học sinh lớp 12D2 của Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) đã có nhiều thay đổi tích cực trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của bản thân.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 1.

Nguyễn Hoàng Đạt và Lương Khánh Ngọc chia sẻ về video tham quan bảo tàng Chứng tích Chiến tranh của nhóm - Ảnh: THẢO NGỌC

Thỏa sức sáng tạo cùng nhật ký đọc sách, trò chơi, mô hình, poster

Ngày 11-12, buổi báo cáo dạy học theo dự án Lớn lên cùng sách, thực hiện bởi lớp 12D2 với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên bộ môn ngữ văn) đã diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân.

Dự án được triển khai từ ngày 15-9 đến ngày 15-11 với sự tham gia của 33 thành viên trong lớp. 

Theo đó, trong khoảng thời gian này, các bạn sẽ đọc sách rồi ghi nhật ký đọc sách với tên tác phẩm, bài học rút ra hoặc những chi tiết tâm đắc trong sách.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 2.

Trò chơi khảo sát về thói quen đọc sách đầu giờ - Ảnh: THẢO NGỌC

Khi đọc sách, các bạn dần hình thành những ý tưởng lấy cảm hứng từ nội dung sách. Sau đó, lớp hiện thực hóa các ý tưởng này bằng các sản phẩm thực tế đa dạng về hình thức như: mô hình, poster, video, truyện tranh website hay cả bộ trò chơi.

Trong buổi báo cáo, cả lớp cùng chiêm ngưỡng thành phẩm của các bạn cùng lớp. Nhóm bạn Gia Hân và Hà Anh làm video về trải nghiệm một ngày làm các công việc của mẹ, tâm sự và "hẹn hò" cùng mẹ để thấu hiểu mẹ hơn sau khi đọc các quyển sách về tình mẫu tử.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 3.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 4.

Học sinh lớp 12D2 hào hứng tại buổi báo cáo dự án - Ảnh: THẢO NGỌC

Hoặc nhóm bạn Khánh Ngọc, Quế Chi, Kim Long, Hoàng Đạt rủ nhau tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước sau khi được truyền cảm hứng bởi sách.

Bạn Võ Quang Anh tự tay thực hiện mô hình bối cảnh trong quyển sách Xa ngoài kia nơi loài tôm hát (Delia Owens). 

Quang Anh chia sẻ: "Mô hình mô phỏng bối cảnh xuyên suốt trong quyển sách. Đó là đầm lầy tràn ngập ánh sáng, cỏ vươn lên trong nước chạm đến mặt trời. Hình ảnh thể hiện mối quan hệ gắn bó sâu sắc của con người và thiên nhiên. Qua đó, truyền tải thông điệp con người phải luôn biết trân trọng những món quà mà thiên nhiên ban tặng".

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 5.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 6.

Mô hình của Quang Anh về bối cảnh trong quyển sách Xa ngoài kia nơi loài tôm hát (Delia Owens) và mô hình vòng xoay kỷ niệm với mẹ - Ảnh: THẢO NGỌC

Từ việc hâm mộ tình bạn đẹp trong quyển sách Peter Pan, Nguyễn Ngọc Phương Nghi và Nguyễn Phúc Bảo Trân cùng cho ra đời truyện tranh mang tên Ánh sao đêm sau 2 tuần "thai nghén". Trong đó, Phương Nghi chịu trách nhiệm vẽ chính và viết thoại. Trân vẽ bìa và lên màu cho truyện.

Ánh sao đêm xoay quanh một đôi bạn thân thiết học chung trường và cùng tham gia CLB bóng chuyền. Bỗng một ngày, một trong hai bạn xuất hiện các vết thương nghi là do bạo lực học đường.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 7.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 8.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 9.

Bảo Trân (trái) và Phương Nghi (phải) chia sẻ về truyện tranh Ánh sao đêm - Ảnh: THẢO NGỌC

"Câu chuyện mang đến thông điệp về tình bạn cùng với đó là lên án mặt tối của học đường là hành vi bắt nạt. Từ đó khuyến khích mọi người đứng lên bảo vệ lẽ phải", Phương Nghi chia sẻ.

Để việc đọc sách của học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân từ yêu cầu thành nhu cầu

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 10.

Một số poster về sách - Ảnh: THẢO NGỌC

Sau dự án, nhiều bạn cho biết thay vì chỉ đọc sách ít hơn 1 tiếng trong ngày, giờ đây các bạn đã quen với việc đọc sách từ 1 đến 2 tiếng/ngày.

Bên cạnh 33 quyển nhật ký đọc sách, dự án nhận về 21 poster giới thiệu sách, 5 video clip, 4 tập ảnh, 3 mô hình. Trong đó, tổng số quyển sách cả lớp đọc là hơn 400 quyển với hơn 10 thể loại sách, mang đến hơn 200 ý tưởng.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 11.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 12.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 13.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 14.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 15.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 16.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 17.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 18.
Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 19.

Một số trang nhật ký đọc sách của lớp - Ảnh: THẢO NGỌC

Bạn Lê Thu Tâm nhớ lại những ngày đầu tham gia dự án. Bạn cho biết khi ấy bạn còn khá mơ hồ khi không biết phải viết nhật ký đọc sách ra sao, lựa sách nào, đọc bao nhiêu là đủ. Rồi dần dà, từ những bước đầu đầy bỡ ngỡ, bạn dần trở nên yêu thích và say mê đọc sách từ lúc nào không hay.

Quyển sách đầu tiên Tâm đọc trong dự án chính là Cây cam ngọt của tôi. Liên tiếp sau đó, Tâm trải nghiệm các cuộc phiêu lưu trong các quyển sách như Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya,...

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 20.

Đỗ Hoàng Phương Mai sáng tạo bộ trò chơi về Harry Potter và hướng dẫn các bạn cùng chơi - Ảnh: THẢO NGỌC

"Dự án đã giúp mình tìm lại cảm giác đọc sách, rời xa điện thoại, mạng xã hội. Lớp mình thường chia sẻ với nhau về những công việc mơ ước như bác sĩ, giáo viên,... Điểm chung là tất cả đều mơ ước trở thành những người có tri thức, sống lạc quan, vui vẻ và nhiều trải nghiệm. Và mình tin rằng với sự đồng hành của sách, tụi mình sẽ làm được điều đó", Thu Tâm chia sẻ.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 21.

Cô Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên bộ môn ngữ văn) mong muốn phát triển văn hóa đọc cho học sinh thông qua dự án - Ảnh: THẢO NGỌC

Chia sẻ về dự án, cô Thu Phương cho biết bên cạnh những mục tiêu giáo dục như đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, phát huy năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thì mục đích chính của Lớn lên cùng sách là phát triển văn hóa đọc ở học sinh qua các sản phẩm gần gũi với đời sống.

Qua đó, cô Phương mong muốn nhận về các ý tưởng bạn có từ sách, cũng như thay đổi trong việc nhận diện bản thân của các bạn sau khi đọc sách.

"Cô nhận thấy sau khi đọc sách, các bạn hình thành ý tưởng xoay quanh những hoạt động kết nối, hoạt động cộng đồng, hoạt động trải nghiệm. Cùng với đó, các bạn nhận diện được bản thân từ việc nhìn nhận những điều đã trải qua, nhìn nhận về mối quan hệ với những người xung quanh, giá trị bản thân, sự thay đổi. 

Mong rằng dự án sẽ góp phần giúp cho việc đọc sách của các bạn từ yêu cầu trở thành nhu cầu", cô Phương cho biết.

Sách đã khiến học trò Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thay đổi như thế nào?- Ảnh 23.

Cô Huy Lam tặng hoa chúc mừng cho cô Phương và tập thể lớp - Ảnh: THẢO NGỌC

Cô Đặng Thị Huy Lam (tổ trưởng tổ Ngữ văn) nhận xét: "Trong thời đại trí tuệ nhân tạo đang lên ngôi, thay thế con người làm nhiều việc, thì việc đọc sách vẫn khó có thể bị thay thế. Mỗi người chúng ta cần phải tự đọc sách, tự trải nghiệm, tự hòa mình vào thế giới của nhân vật để sống những cuộc đời khác nhau".

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: