Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cách ra đề thi ngữ văn với cấu trúc đề và cách đặt vấn đề mới lạ theo chương trình chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa là cơ hội, vừa có thể là thử thách đối với học sinh.
Vậy các bạn học sinh bậc trung học phổ thông - những người trực tiếp được "cọ xát" với đề thi - mong đợi cách ra đề như thế nào?
Đối với bạn Nguyễn Trâm Anh (học sinh lớp 10, Trường THPT Hùng Vương, quận 5, TP.HCM), yếu tố quan trọng nhất là đề thi phải phù hợp với năng lực của đại đa số học sinh.
"Đối với môn văn, mình mong muốn đề thi không quá khó so với những kiến thức đã học trên lớp. Có nhiều bạn sợ rằng thầy cô ôn tập như vậy, nhưng khi ra đề lại hoàn toàn khác đi. Điều đó đôi khi cũng khiến mình hoang mang", Trâm Anh giải thích.
Bạn chia sẻ thêm, chương trình mới yêu cầu học sinh không "học vẹt" trong sách, mà cần dành thời gian tìm đọc thêm tài liệu ngoài sách giáo khoa. Nhưng nếu ngữ liệu trong đề thi quá mới lạ hoặc táo bạo, nhiều học sinh sẽ cảm thấy bất an về điểm số của mình.
Bạn Chu Khánh Hưng (lớp 10, Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM) cũng có chung suy nghĩ với Trâm Anh khi nhấn mạnh dù sử dụng ngữ liệu bên ngoài, đề thi vẫn nên có sự cân nhắc để học sinh dễ tiếp cận.
"Đối với phần nghị luận xã hội, mình nghĩ không phải bạn nào cũng có thể bắt kịp được những thông tin mới nhất của cuộc sống hiện nay, nhất là các thuật ngữ, từ lóng trên mạng xã hội", Hưng bày tỏ suy nghĩ.
Trong khi một bộ phận học sinh bày tỏ mong muốn đề thi môn văn bám sát kiến thức nền tảng và không nên quá xa lạ, nhiều bạn khác lại ủng hộ việc phá cách, tăng tính sáng tạo trong cấu trúc đề lẫn cách đặt vấn đề.
Bạn Đoàn Thanh Nam (học sinh lớp 10, Trường THPT Trương Định, Tiền Giang) nhận định chương trình mới tập trung phát triển phẩm chất và năng lực văn học cho học sinh, đòi hỏi các bạn biết cách tư duy và phân tích độc lập. Vì vậy, đề thi cũng nên có yếu tố sáng tạo để khuyến khích các bạn phát triển khả năng này.
"Với mình, đề thi không cần phải bám sát cấu trúc quen thuộc vì chương trình mới luôn hướng học sinh đến việc tự tư duy", Nam nói.
Bạn Nguyễn Thái Thảo Nguyên (lớp 10, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Tiền Giang) mong muốn đề thi ngữ văn tiếp tục tập trung vào những vấn đề thực tế xã hội.
Bạn thể hiện sự hứng thú với các chủ đề có tính thời sự như "liệu con người có ngày càng vô tâm với nhau", hoặc "một bộ phận người trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng internet"…
Thảo Nguyên cho rằng nếu cấu trúc đề và cách đặt câu hỏi quá mới lạ, bạn sẽ khó viết được ngay vì chưa quen. Nhưng nếu được tiếp cận nhiều, bạn tự tin có thể dần dần làm tốt.
Bên cạnh đó, Thảo Nguyên nhận định cách ra đề văn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa là hợp lý, tránh tình trạng đề thi rập khuôn qua các năm, dễ gây nhàm chán cho học sinh, cũng như hạn chế khả năng thể hiện của các bạn.
Bày tỏ mong muốn cụ thể với cấu trúc đề, Khánh Hưng đề xuất có thể chia phần viết văn thành hai đề nhỏ tách biệt để học sinh tự do lựa chọn đề phù hợp với khả năng, tương tự cách thi tuyển sinh vào lớp 10.
Còn Trâm Anh thì cho rằng đổi mới, sáng tạo có mức độ sẽ không gây hoang mang cho học sinh. "Đề thi sẽ thú vị hơn nếu có thêm một câu hỏi khó ở phần cuối để phân hóa học sinh giỏi. Điều này cũng không làm các bạn khác quá áp lực về điểm số", cô bạn chia sẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận