Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sáng thứ bảy, tại đỉnh La Bàn núi Dinh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), vài nhóm cắm trại bắt đầu nhổ lều thu dọn đồ để xuống núi. Đồ dùng được các bạn thu dọn gọn ghẽ. Tuy nhiên, rác vẫn nằm nguyên tại đó.
Đỉnh La Bàn hôm ấy tích tụ nhiều rác do các nhóm cắm trại, leo núi để lại. Cô bé đi chung đoàn nhặt rác thắc mắc với mẹ: "Sao người lớn xả rác nhiều quá vậy mẹ?".
Dọc đường trekking theo con suối, những bịch ni lông, chai nhựa bị vất lác đác. Thậm chí có nơi có bảng "cấm xả rác" thì rác vẫn rất nhiều. Nhiều bạn yêu môi trường đã cẩn thận để lại túi to để đựng rác, nhưng rác vẫn bị đổ đầy dưới đất.
Núi Chứa Chan (tỉnh Đồng Nai) cũng đang có lượng rác khá lớn. Phần lớn là chai nhựa, hộp xốp đựng thức ăn, nước uống của người đi núi. Giữa thiên nhiên trong lành, rác thải làm khung cảnh trở nên nhếch nhác. Thậm chí còn có cả tã, băng vệ sinh, khăn giấy ướt, nồi, chảo, vỉ nướng...
Nhìn cảnh tượng trên, cô bạn Ánh Ngọc (23 tuổi, TP. HCM) lắc đầu ngán ngẩm: "Khi đi cắm trại mình thường mang theo những túi to để đựng rác mang xuống. Tuy nhiên mình thấy nhiều người để rác lại. Mỗi khi trời mưa, rác trôi lênh láng.
Đáng lẽ nơi cắm trại phải được mọi người giữ vệ sinh chung nhưng các bạn chỉ chụp ảnh để sống ảo, còn rác mình xả ra thì lại không giải quyết".
Trên đường leo núi, phóng viên bắt gặp không ít bạn trẻ đang gùi rác xuống núi. Nhiều nhóm bạn thường xuyên tổ chức những buổi dọn rác trên núi Dinh, núi Chứa Chan... Tuy nhiên, số rác vẫn không hề giảm.
Nhiều nhóm bạn chạy trail, trekking ở các núi cũng thường xuyên có những buổi nhặt rác. Các bạn phải dùng kẹp gắp từng mẩu rác bởi sợ vật nhọn nguy hiểm. Những lần như vậy, các bạn thu gom hơn 10 bao tải rác. Mỗi người thay nhau vác xuống chân núi. Rác quá nhiều, các bạn phải thuê xe bán tải để chở hết số rác vào chỗ xử lý.
Bạn Lê Trần Anh Ngọc (hướng dẫn viên các tour trekking) cho biết: "Núi Bà Đen, Chứa Chan, Minh Đạm, Dinh... đều có nhiều rác. Thậm chí chỗ để bảng cấm xả rác còn trở thành "tụ điểm" rác mới...".
Tâm lý "có người dọn" càng khiến nhiều nhóm bạn đi chơi núi cứ thoải mái xả rác. Vì vậy mà các ngọn núi vẫn đầy rác.
Theo bạn Lê Trần Anh Ngọc, khi đi cắm trại chúng mình nên mang đồ gọn gàng, nên mang những món dùng lại thay vì dùng một lần.
Chai nước suối sau khi dùng, bạn bóp nhỏ lại cho vào ba lô. Rác hữu cơ như vỏ trái cây, thức ăn... nên vứt vào chỗ kín hoặc chôn xuống đất để tự phân hủy. Người đi cắm trại không nên đốt rác vì gây ô nhiễm, dễ cháy rừng.
Bạn hãy mang theo túi ni lông lớn để bỏ rác vào và đem xuống chân núi. Lúc đi chúng mình mang vác nặng, khi về chỉ có một ít rác và đồ cá nhân, vì vậy đừng quên mang rác về để giữ cho thiên nhiên sạch sẽ bạn nhé.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận